Văn hoá đời sống

Đổi thay ở một bản Mường

Những năm trước đây,  Đồng Ké, xã Trần Phú(Chương Mỹ ) là  thôncủa  đồng bào dân tộc Mường có cuộc  sống rất khó khăn . Kể từ khi Hà Nội được mở rộng, Đồng Ké đã được thụ hưởng ánh sáng chính sách dân tộc miền núi của Thành phố và  đặc biệt là sự […]

Những năm trước đây,  Đồng Ké, xã Trần Phú(Chương Mỹ ) là  thôncủa  đồng bào dân tộc Mường có cuộc  sống rất khó khăn . Kể từ khi Hà Nội được mở rộng, Đồng Ké đã được thụ hưởng ánh sáng chính sách dân tộc miền núi của Thành phố và  đặc biệt là sự quan tâm của các cấp ủy Đảng,  Chính quyền địa phương, cho nên những tiềm năng đã được khai mở, những nội lực đã được tiếp sức phát huy sức sống mới.

Đồng Ké là vùng đất có địa hình đặc biệt của huyện Chương Mỹ ,nằm  giáp ranh với địa giới tỉnh Hòa Bình giữa tứ bề núi đá, với diện tích gần 5 km2. Có 140 hộ gia đình, trong đó, đồng bào dân tộc Mường chiếm gần 85%. Đất đai cằn cỗi, tập quán canh tác lạc hậu, cơ sở hạ tầng kém… là những nguyên nhân khiến sản xuất và đời sống của đồng bào nơi đây gặp rất nhiều khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo có thời điểm lên tới 30%. Do vị trí địa lý và đặc thù phân bố dân cư  nên cộng đồng người Mường  sống cực kỳ khó khăn. Bởi là đất nông nghiệp cằn cỗi lại manh mún nhỏ lẻ,cộng với  tập quán canh tác lạc hậu, những hủ tục còn rơi rớt từ chế độ Lang Cun của người Mường Động trong tang  ma rất nặng nề tốn kém khiến cho đời sống của người dân  ngày càng trở nên khó khăn. Hầu hết những ngày nông nhàn, người lao động dôi dư quá nhiều,  phải bỏ đi nơi khác kiếm ăn. Trường học ở cách thôn tới 10 km, nên trẻ em  tới trường chưa  được bảo vệ chăm sóc giáo dục an toàn. Nhiều em đi học phải bỏ giữa chừng. Số lượng người tốt nghiệp Trung học phổ thông chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Người có bằng Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp lại càng hiếm.Bên cạnh đó, do ở xa trung tân huyện và xã nên thôn không có cơ sở y tế, giáo dục  thuận tiện,giao thông thì khó khăn.Người trong thôn đột xuất mắc bệnh hiểm nghèo phải đi chặng đường tới vài chục cây số mới tới Trung tâm y tế huyện để cấp cứu .Vì lẽ đó mà nghèo nàn lạc hậu quanh năm cứ bủa vây,  bám lấy đời sống của bà con dân tộc Mường  một cách dai dẳng ở Đồng Ké.

Cứ tưởng rằng nghèo nàn lạc hậu cứ đeo đẳng bám theo cuộc sống đã cực nhọc lại càng khó khăn của bà con dân tộc Mường, nhưng thật rất mừng: Bây giờ Đồng Ké đã  thay da đổi thịt, khoác lên mình một tấm áo mới làm bừng tỉnh sức sống mới nơi xứ Mường heo hút. Được sự quan tâm đặc biệt của Đảng bộ chính quyền các cấp.  Đồng thời được sự thụ hưởng các chính sách dân tộc của Đảng nhà nước, các dự án về rác thải,  giao thông thủy lợi  đã được nâng cấp. Bên cạnh sự hỗ trợ của nhà nước nhân dân cũng phát huy nội lực tích cực đóng góp  công sức tiền của nên hệ thống điện – đường – trường – trạm đã được tu sửa xây dựng khang trang. Điển hình là trường mầm non thôn Đồng Ké với tổng vốn đầu tư gần 2,8 tỷ đồng, hay nhà văn hóa thôn trị giá gần 1,3 tỷ đồng được hoàn thành trong các năm 2013 – 2014. Nhằm phục vụ và đáp ứng các nhu cầu văn hóa – tín ngưỡng cho đồng bào dân tộc Mường, TP đã trao tặng bộ cồng chiêng (12 chiếc) cho thôn, cùng 30 bộ trang phụ dân tộc Mường. Thôn cũng đã thành lập một đội văn nghệ gồm 25 người  để khơi nguồn tiềm năng giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường.

Với người Mường Đồng Ké, cồng chiêng là nhạc cụ nghi lễ, các bản hòa tấu của dàn cồng chiêng đều nhằm mục đích phục vụ lễ thức và được coi là một thành tố của lễ thức đó. Mỗi nghi lễ có ít nhất một bài nhạc cồng chiêng. Đội trưởng Đội Văn nghệ thôn Đồng Ké Đinh Thị Phúc cho biết: Âm thanh của dàn cồng chiêng từ bao đời nay đã ăn sâu vào tiềm thức của người Mường nơi đây. Chuyện đại hỷ của người Mường mà không có tiếng cồng chiêng thì như thiếu một điều gì đó rất thiêng liêng, không gì thay thế, bù đắp được. Vì thế các bài nhạc của nhạc công thôn Đồng Ké đã đạt đến trình độ biểu cảm phù hợp với trạng thái tâm tư, tình cảm của con người trong mỗi nghi lễ.

Thôn Đồng Ké đã 2 lần được Công nhận làng văn hóa. Cứ mỗi ngày vui hoặc lễ hội tết đến là cả thôn vang lên tiếng cồng, tiếng chiêng rộn ràng náo nhiệt,người người phấn khởi tươi như hoa. Màu sắc áo quần của người Mường lại được rực rỡ khoe sắc với đất trời như bừng lên cái sức sống của sự đổi thay. Diện tích đất nông nghiệp của thôn cũng được khai hoang thêm 53ha.Bình quân thu hoạch 280 kg thóc/sào.Ngoài đất ruộng còn nhiều đất đồi khác bà con trồng thêm khoai sắn tăng nguồn thu nhập kinh tế cho gia đình.

Hiện nay, Đồng Ké không những chỉ 100% gia đình đủ ăn, mà còn đã xuất hiện nhiều hộ gia đình làm kinh tế giỏi. Toàn thôn có 12 hộ làm kinh tế giỏi thông qua mô  hình chăn nuôi vườn trại. Thu nhập bình quân của người dân ngày một được nâng cao, hiện đạt xấp xỉ 15 triệu đồng/người/năm. Nhiều hộ gia đình nỗ lực vượt khó, vươn lên làm giàu, đóng góp cho sự phát triển chung của huyện. Đặc biệt, đã xuất hiện một số hộ kinh doanh điện tử, điện lạnh, xe máy, dịch vụ vận tải. Điển hình như gia đình ông Trần Minh Công mỗi năm doanh thu hàng trăm triệu đồng.Tạo  việc làm và thu nhập ổn định cho hàng chục  công nhân.

Cuộc sống kinh tế ngày một phát triển theo xu hướng bền vững. Công tác giáo dục được quan tâm sức khỏe nhân dân được chăm sóc, an sinh xã hội ở thôn Đồng Ké đã thực sự mang dáng dấp một diện mạo nông thôn  mới trong thời đại Công nghiệp hóa,  hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

                                                                   Nguyễn Hồng Điều

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *