Di sản – Bảo tồn

Bộ VHTTDL thẩm định Báo cáo Kinh tế – kỹ thuật tu bổ, tôn tạo di tích chùa Huỳnh Cung, TP. Hà Nội

Ngày 16/3, Bộ VHTTDL đã có văn bản số 1078/BVHTTDL-DSVH gửi UBND thành phố Hà Nội về việc thẩm định Báo cáo Kinh tế – kỹ thuật tu bổ, tôn tạo Tam quan, cổng phụ di tích chùa Huỳnh Cung, xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì.

Chùa Huỳnh Cung. Ảnh: Internet.

Theo đó, Bộ VHTTDL thỏa thuận Báo cáo kinh tế – kỹ thuật tu bổ, tôn tạo di tích chùa Huỳnh Cung, với nội dung: tôn tạo Tam quan, cổng phụ.

Tuy nhiên, Bộ VHTTDL lịch lưu ý: Đối với phương án thiết kế tôn tạo Tam quan, cần điều chỉnh giảm khoảng cách giữa hàng cột trục 6 và 7 bằng hoặc nhỏ hơn khoảng cách gian giữa tiền đường tam bảo và giảm chiều cao từ mặt nền đến dạ tàu (mái dưới) xuống 3m. Đồng thời, nghiên cứu thiết kế mở cửa 02 cánh tại vị trí gian giữa; Không thiết kế bánh xe luân hồi trên bờ nóc; Không đắp phù điêu trên các bức tường 02 bên cổng phụ; Giảm chiều rộng giữa trục 2-3 và 8-9 của cổng phụ xuống dưới 2,1m.

Phần căn cứ pháp lý của hồ sơ, bổ sung Thông tư số 15/2019/TTBVHTTDL ngày 31/12/2019 của Bộ VHTTDL quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích (Có hiệu lực thi hành từ ngày 20/02/2020, thay thế Thông tư số 18/2012/TT-VHTTDL ngày 28/12/2012).

Bộ VHTTDL có ý kiến để UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo cơ quan chức năng hướng dẫn chủ đầu tư bổ sung, hoàn thiện Báo cáo kinh tế – kỹ thuật, công khai nội dung tu bổ, tôn tạo di tích để lấy ý kiến đồng thuận của nhân dân trước khi triển khai các bước tiếp theo theo quy định hiện hành.

Ảnh: Internet.

Chùa Huỳnh Cung có tên chữ Sùng Phúc Tự, toạ lạc trong một khuôn viên khá lớn ở cuối làng Huỳnh Cung, ven bờ Nam sông Tô Lịch, ngày nay thuộc xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội. Các bô lão trong làng cho biết chùa có từ rất lâu đời nhưng sau bị đốt phá trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tái xâm lược nên không biết chính xác là được tạo lập vào năm nào.

Trong chùa hiện vẫn còn một số chân cột tạc bằng đá xanh, xung quanh viền 15 cánh hoa sen nở tròn, được cho là mang phong cách nghệ thuật điêu khắc của Phật giáo Đàng Ngoài thời Lê sơ, tức thế kỷ 15. Ngày 05/9/1989 ngôi chùa đã được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.

Lâm Nhất

Theo MaskOnline

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *