Thể thao quần chúng

CÁC NHÀ GIÁO – NHẠC SĨ TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI

Nhận thức rõ vai trò, vị trí, chức năng và tác dụng của hoạt động văn hóa nghệ thuật trong việc giáo dục toàn diện đối với người giáo viên tương lai, Trường ĐHSP Hà Nội đã tổ chức nhiều hình thức hoạt động, văn hóa, văn nghệ như: tổ chức Hội diễn văn nghệ hằng năm ở cấp khoa và cấp Trường, thi hát dân ca các miền, thi nghiệp vụ sư phạm, thi viết về “những kỷ niệm sâu sắc ở Trường ĐHSP Hà Nội”, thi sáng tác thơ, văn, nhạc, thi người giáo viên thanh lịch,… Chính những hoạt động này đã tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên, giáo viên phát huy những năng khiếu nghệ thuật của mình và nhiều cây bút đã trưởng thành từ mái Trường ĐHSP Hà Nội, như: Trọng Bằng, Triều Ân, Nguyễn Khoa Điềm, Phạm Tiến Duật, Tô Nhuận Vỹ, Ma Văn Kháng, Nghiêm Đa Văn, Lâm Quang Ngọc, Tô Hoàng, Phó Đức Phương, Dương Thụ…

​Trường ĐHSP Hà Nội chẳng những là trường trọng điểm, chuẩn mực trong việc đào tạo những thế hệ giáo viên với chất lượng cao để phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng, mà còn là cái nôi để phát triển những năng khiếu, những tài năng nghệ thuật ở mỗi người, trong đó có nghệ thuật âm nhạc. Âm nhạc như tiềm ẩn trong mỗi con người. Âm nhạc có sức lôi cuốn và tác động mạnh mẽ tới tư tưởng và tình cảm đối với tuổi trẻ, đặc biệt là các thế hệ học sinh, sinh viên. Nhận thức rõ vai trò, vị trí, chức năng và tác dụng của hoạt động văn hóa nghệ thuật trong việc giáo dục toàn diện đối với người giáo viên tương lai, Trường ĐHSP Hà Nội đã tổ chức nhiều hình thức hoạt động, văn hóa, văn nghệ như: tổ chức Hội diễn văn nghệ hằng năm ở cấp khoa và cấp Trường, thi hát dân ca các miền theo băng hình, thi nghiệp vụ sư phạm, thi viết về “những kỷ niệm sâu sắc ở Trường ĐHSP Hà Nội”, thi sáng tác thơ, văn, nhạc, thi người giáo viên thanh lịch, thi ứng xử sư phạm… Chính những hoạt động này đã tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên, giáo viên phát huy những năng khiếu nghệ thuật của mình và nhiều cây bút đã trưởng thành từ mái Trường ĐHSP Hà Nội, như: Trọng Bằng, Triều Ân, Nguyễn Khoa Điềm, Phạm Tiến Duật, Tô Nhuận Vỹ, Ma Văn Kháng, Nghiêm Đa Văn, Lâm Quang Ngọc, Tô Hoàng, Phó Đức Phương, Dương Thụ…
 
Bên cạnh những nhà văn, nhà thơ tiêu biểu, Trường ĐHSP Hà Nội còn có những chân dung nhà giáo – nhạc sĩ nổi tiếng, trong hơn nửa thế kỷ qua. Đó là Văn Nhân, Trọng Bằng, Nguyễn Văn Thành, Phí Mạnh Ban, Phó Đức Phương, Thế Cường, Trần Ngọc Huy, Phan Tất Ân, Dương Thụ, Nguyễn Lân Hùng, Vũ Văn Viết, Mác Tuyên, Hoàng Lân, Quỳnh Liên, Phạm Trọng Toàn, Nguyễn Thanh An, Bảo Lân, Trần Văn Hòa. Trong số 18 Nhà giáo – nhạc sĩ trên có người đã trở thành Giám đốc Nhạc viện Hà Nội, kiêm Giám đốc Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam, Tổng thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Nam, được phong hàm Giáo sư và Nghệ sĩ Nhân dân như Nhạc sĩ Trọng Bằng – nguyên là sinh viên khoa Văn khóa đầu (1951-1953), hoặc nhạc sĩ Phó Đức Phương – cựu sinh viên khoa Toán – Lý khóa 1961-1963 với hàng trăm ca khúc mang âm điệu dân ca, ca trù đằm thắm, tinh tế, dễ đi vào lòng người, được đông đảo quần chúng và giới ca sĩ đón nhận như: Về quê, Chảy đi sông ơi, Một thoáng Hồ Tây, Huyền thoại hồ núi Cốc, Những cô gái Quan họ… Hiện Phó Đức Phương là chuyên viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam và là Giám đốc Trung tâm Bảo vệ bản quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam. Dương Thụ, cựu sinh viên khoa Văn khóa 1962-1965, sau khi tốt nghiệp anh lên Tuyên Quang dạy Văn, sau đó anh vào Thành phố Hồ Chí Minh dạy Mỹ học tại Trường ĐH Mỹ thuật. Dương Thụ đã có nhiều bài hát được mọi người yêu thích như: Tiếng sóng, Vẫn hát lời tình yêu, Hơi thở mùa xuân, Họa mi hót trong mưa, Cho em một ngày, Bài hát ru cho anh… Anh đã từng biên tập và tổng đạo diễn những chương trình âm nhạc lớn của đất nước như “Nửa thế kỷ bài hát Việt Nam”.
 
Trong số 18 nhà giáo – nhạc sĩ của Trường thì khoa Ngữ văn đã có tới 6 người, đó là các anh: Trọng Bằng, Thế Cường, Phan Tất Ân, Dương Thụ, Quỳnh Liên, Nguyễn Thanh An; khoa Toán – Lý có 3 người, đó là các anh: Phó Đức Phương, Trần Ngọc Huy, Phí Mạnh Ban; khoa Sinh – KTNN có 2 người, đó là các anh: Nguyễn Lân Hùng, Vũ Văn Viết. Các anh đều trưởng thành từ quá trình hoạt động văn hóa, văn nghệ của Trường ĐHSP Hà Nội trong suốt 55 năm qua.
 
Nhân dịp kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Trường ĐHSP Hà Nội năm nay (11/10/1951 – 11/10/2006), chúng ta sẽ có dịp gặp 18 nhà giáo – nhạc sĩ qua cuốn sách “Tiếng hát sư phạm – 18 chân dung nhà giáo – nhạc sĩ và tác phẩm âm nhạc” do Nhà xuất bản Đại học Sư phạm ấn hành. Tiếng hát sư phạm là tiếng nói của trái tim và tâm hồn của những con người đã từng học tập, công tác và giảng dạy ở Trường ĐHSP Hà Nội. Đó là tiếng nói tha thiết, chân tình của các thầy giáo, cô giáo, của cán bộ và sinh viên đối với mái Trường ĐHSP Hà Nội thân yêu, với ngành nghề, với thế hệ trẻ và với sự nghiệp giáo dục nói chung. Tiếng hát sư phạm cũng là kết quả của quá trình đào tạo người giáo viên toàn diện của Trường ĐHSP Hà Nội suốt 55 năm qua. Tập “Tiếng hát sư phạm – 18 chân dung nhà giáo – nhạc sĩ và tác phẩm âm nhạc” chắc chắn sẽ để lại nhiều ấn tượng sâu đậm trong tình cảm của các thế hệ học sinh, sinh viên, của các thầy giáo, cô giáo và các bạn đọc gần xa.
 
Với 18 chân dung nhà giáo – nhạc sĩ của Trường ĐHSP Hà Nội, chúng ta càng có quyền tự hào về một mái trường dạy nghề, dạy người và có những nhà giáo – nhạc sĩ như thế.

 

Trần Thế Phú Cường

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *