Văn hóa

Tổ chức việc cưới việc tang theo nếp sống văn minh

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng những chủ trương, chính sách phục vụ cho quá trình đổi mới và xây dựng đất nước được ban hành và đi vào cuộc sống, trong đó có Chỉ thị số 27 CT/ TW ngày 12/1/1998 của Bộ Chính trị về thực hiện nếp sống […]

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng những chủ trương, chính sách phục vụ cho quá trình đổi mới và xây dựng đất nước được ban hành và đi vào cuộc sống, trong đó có Chỉ thị số 27 CT/ TW ngày 12/1/1998 của Bộ Chính trị về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội đã được các tầng lớp nhân dân đồng tình hưởng ứng.

UBND Thị xã Sơn Tây và UBND các xã, phường đã xây dựng quy định về việc cưới, việc tang theo nếp sống văn minh. Phòng VHTT-TT đã tổ chức các hội nghị triển khai đến các cơ sở phường, xã trên địa bàn. Nội dung cuộc vận động được thông qua chương trình hoạt động của Ban chỉ đạo phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” thị xã; đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hội nghị triển khai của các đoàn thể nhân dân đã tạo ra được dư luận trong xã hội và từng bước làm thay đổi nhận thức của nhân dân.

????????????????????????????????????

Theo thống kê, hàng năm trên địa bàn Sơn Tây có khoảng 1000 đến 1100  đám cưới, hầu hết các đám cưới đã thực hiện các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới. Trước khi tổ chức lễ cưới, đôi nam nữ đến UBND xã, phường đăng ký và nhận giấy chứng nhận kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Các xã, phường đều bố trí một phòng được trang trí lịch sự để đăng ký và trao giấy chứng nhận kết hôn dưới sự chứng kiến của đại diện UBND xã, phường, gia đình, bạn bè biểu thị sự trân trọng chúc mừng hạnh phúc cho đôi bạn trẻ. Qua việc đăng ký và nhận giấy chứng nhận kết hôn đã nâng cao trách nhiệm xây dựng hạnh phúc gia đình, thực hiện nghĩa vụ công dân, chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước, thông qua đó giáo dục việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình cho đôi vợ chồng trẻ. Các đám cưới đều được tổ chức gọn trong một ngày, khách mời cơm thân mật là anh em, họ hàng, bạn bè cơ quan đơn vị thân thiết, thực hiện không hút thuốc lá, hạn chế tổ chức việc cưới linh đình, ăn uống nhiều mâm phô trương, lãng phí. Một số đám cưới do Đoàn thanh niên đứng ra tổ chức dưới hình thức vui liên hoan văn nghệ, tiệc trà tạo không khí vui vẻ, đầm ấm, thân mật, tràn đầy hạnh phúc. Hầu hết các đám cưới cô dâu, chú rể ăn mặc đẹp, giản dị, phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình, một số cô dâu mặc áo dài truyền thống giữ được nét đẹp đặc trưng của người phụ nữ Việt Nam. Người đến mừng đám cưới thể hiện tình cảm chân thành, tốt đẹp, chúc mừng cho đôi vợ chồng trẻ và gia đình hai bên. Không coi việc mừng cưới là việc “ trả nợ miệng”, “ trả lễ ”, những tặng phẩm mừng cưới của cá nhân, tổ chức là những kỷ niệm có ý nghĩa đối với đôi vợ chồng mới. Một số nghi thức như: lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi (trước ngày cưới); lễ lại mặt (sau ngày cưới) đã được tổ chức đơn giản, gọn nhẹ, tiết kiệm nhưng vẫn đảm bảo những nghi lễ cần thiết, phù hợp với phong tục tập quán của địa phương và quy định của Pháp luật, đảm bảo thực hiện đám cưới theo nếp sống văn hoá.

Làm nòng cốt trong cuộc vận động thực hiện việc cưới theo nếp sống văn minh là Uỷ ban mặt trận tổ quốc, các đoàn thể nhân dân đặc biệt là Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Phòng VHTT-TT Thành phố. Các phường xã làm tốt là: Phường Sơn Lộc, Lê Lợi, xã Đường Lâm, Viên Sơn…

Việc tổ chức tang lễ ở Sơn Tây diễn ra trang trọng, biểu thị niềm thương tiếc, tình cảm, trách nhiệm của những người sống đối với người đã khuất, là sự chia buồn sâu sắc đối với người thân của người quá cố lấy việc an táng mồ yên, mả đẹp làm trọng, đảm bảo thực hiện nếp sống văn minh. Hàng năm, trên địa bàn Sơn Tây có 350 đến 400 đám tang và hầu hết đều thực hiện theo nếp sống văn minh, thực hành tiết kiệm, bài trừ các hủ tục lạc hậu “ mê tín dị đoan”. Phần lớn các đám tang đều thực hiện không mời thuốc lá, không tổ chức ăn uống linh đình. 100% các thôn, làng, khu phố đều thành lập được Ban tang lễ có đại diện của chính quyền cơ sở, gia đình tang chủ, hội người cao tuổi, cơ quan, đoàn thể. Ban tang lễ xây dựng nội dung chương trình và điều hành việc tang theo nếp sống văn hoá. Đối với hội viên của Hội người cao tuổi, Hội cựu chiến binh khi qua đời đã được tổ chức Hội phúng viếng chu đáo, có trang phục nghi lễ để tiễn đưa hội viên của mình về nơi an nghỉ cuối cùng đầy tình nghĩa, thắm tình đồng đội.

Các đám tang đều tổ chức chu đáo, đẩy đủ  những nghi lễ cần thiết, đảm bảo vệ sinh môi trường, đã bỏ dần được tục gọi hồn, yểm bùa. Không để thi hài người chết trong nhà quá 48giờ. Phúng viếng là nghĩa cử, bày tỏ tình cảm của người sống đối với người đã khuất và chia buồn với gia đình tang chủ. Ngưòi đến phúng viếng thể hiện tấm lòng chân thành, giảm dần phúng viếng bằng lễ chín. Các đám tang đều không bày vẽ cỗ bàn, không mời thuốc lá. Việc cúng lễ 3 ngày, 49 ngày, 100 ngày và giỗ đầu theo tập quán chỉ tổ chức trong nội bộ gia đình gọn nhẹ, không phô trương hình thức. Các đội nhạc hiếu, phường bát âm thực hiện không khóc mướn, không thổi kèn, đánh trống và hoạt động quá 23h và trước 5h sáng.

Các xã đã quy hoạch và xây dựng được nghĩa trang nhân dân thuận tiện cho việc chôn cất, một số nghĩa trang đã có nhà quàn để tổ chức tang lễ cho những trường hợp người chết ở nơi khác đưa về chôn cất ở địa phương. Hầu hết mộ được xây theo quy định của địa phương đảm bảo diện tích không quá 1,2m và cao không quá 0,8m.

100% các đám tang trong năm qua đều đảm bảo thực hiện nếp sống văn minh, đặc biệt đối với đám tang của các mẹ Việt Nam anh hùng, cán bộ lão thành cách mạng, gia đình thương binh, liệt sỹ, người có công với cách mạng đều được các cấp chính quyền, mặt trận tổ quốc, các đoàn thể địa phương đứng ra tổ chức chu đáo. Các trường hợp tang chủ gặp khó khăn về kinh tế, neo đơn không nơi nương tựa đều được các cấp chính quyền và nhân dân địa phương đứng ra giúp đỡ. Các xã, phường, đơn thực hiện tốt việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang là: Phường Ngô Quyền, Xuân Khanh, Quang Trung, Xã Thanh Mỹ, Kim Sơn, Uỷ ban mặt trận tổ quốc, Hội người cao tuổi, Hội cựu chiến binh ở các phường, xã, thôn, làng, khu phố trên địa bàn Thành phố.

                                                                             Thu Hằng

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *