Người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Đảm bảo thực hiện đầy đủ quyền phát triển toàn diện trẻ em, đáp ứng yêu cầu xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng

Nâng cao nhận thức và cam kết trách nhiệm, hành động của các phòng, các ban, ngành, đoàn thể, cộng đồng, gia đình và chính trẻ em trong việc thực hiện luật Trẻ em và các Công ước Quốc tế mà Việt Nam đã ký kết có liên quan đến trẻ em, quận Đống Đa ban hành kế hoạch thực hiện chương trình hành động Quốc gia vì trẻ em trên địa bàn quận Đống Đa giai đoạn 2021-2030.

Mục tiêu chung mà quận Đống Đa đặt ra là đảm bảo thực hiện đầy đủ các quyền của trẻ em, phát triển toàn diện trẻ em, đáp ứng yêu cầu xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cho phát triển kinh tế – xã hội của quận và Thành phố; tạo môi trường sống an toàn, lành mạnh và thân thiện góp phần hoàn thành các mục tiêu của Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.

Quận Đống Đa đảm bảo thực hiện đầy đủ quyền phát triển toàn diện trẻ em, đáp ứng yêu cầu xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng. Ảnh minh hoạ: Internet.

Các chỉ tiêu cụ thể
Mục tiêu về phát triển toàn diện trẻ em, chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho trẻ em (07 chỉ tiêu)
– Chỉ tiêu 1: Tỷ lệ phường đạt tiêu chuẩn phường phù hợp trẻ em dạt 85% vào năm 2025 và 90% vào năm 2030.
Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ trẻ em đến 8 tuổi được tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ chăm sóc phát triển toàn diện theo độ tuổi đạt 90% vào năm 95% vào năm 2030.
– Chỉ tiêu 3: Giảm tỷ suất tử vong trẻ em sơ sinh trên 1000 trẻ đẻ sống dưới 1,5 vào năm 2025 và dưới 1 vào năm 2030; giảm tỷ suất tử vong của trẻ em dưới 1 tuổi trên 1000 trẻ đẻ sống xuống dưới 4 vào năm 2025 và dưới 3 vào năm 2030; giảm tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi trên 1000 trẻ đẻ sống còn 5 vào năm 2025 và dưới 4 vào năm 2030
– Chỉ tiêu 4: Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống còn 7,3% vào năm 2025 và 6,8 vào năm 2030; giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi xuống dưới 12% vào năm 2025 và dưới 11,5% vào năm 2030; khống chế tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi thừa cân, béo phi xuống dưới 10% vào năm 2025 và duy trì đến năm 2030.
– Chỉ tiêu 5: Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc xin đạt ít nhất 97% vào năm 2025 và ít nhất 98% vào năm 2030; 98% trẻ em dưới 5 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin vào năm 2030.
– Chỉ tiêu 6: Tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con xuống dưới 2% vào năm 2030.
– Chỉ tiêu 7: Phấn đấu 100% cơ sở giáo dục cho trẻ em có công trình vệ sinh năm 2025 và duy trì đến năm 2030.
Mục tiêu về bảo vệ trẻ em (7 chỉ tiêu)
– Chỉ tiêu 8: Tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên tổng số trẻ em dưới 1% vào vào năm 2025 và duy trì đến năm 2030; 100% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của luật Trẻ em được chăm sóc, trợ giúp bằng nhiều hình thức khác nhau vào năm 2025 và duy trì đến năm 2030.
– Chỉ tiêu 9: Tỷ lệ trẻ em bị xâm hại trên tổng số trẻ em dưới 1% vào năm 2025 và duy trì đến năm 2030.
– Chỉ tiêu 10: Tỷ lệ lao động trẻ em và người chưa thành niên (tỉnh đến 17 tuổi) dưới 1% vào năm 2025 và duy trì đến năm 2030.
– Chỉ tiêu 11: Giảm tỷ suất trẻ em bị tai nạn thương tích xuống 100/100.000 trẻ em vào năm 2025 và 80/100.000 trẻ em vào năm 2030; giảm tỷ suất bị tử vong do tai nạn thương tích xuống còn 10/100.000 trẻ em vào năm 2025 và xuống còn 8/100.000 trẻ em vào năm 2030.
– Chỉ tiêu 12: Phấn đấu 100% trẻ em gặp thiên tai, thảm họa được cứu trợ, hỗ trợ kịp thời.
– Chỉ tiêu 13: Không có tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
– Chỉ tiêu 14: Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi đã được đăng ký khai sinh đạt 98,5 % vào năm 2025, phấn đấu 100% vào năm 2030.
Mục tiêu về giáo dục, văn hóa, vui chơi, giải trí cho trẻ em (07 chỉ tiêu)
– Chỉ tiêu 15: Phấn đấu tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi được theo dõi phát triển phù hợp với sức khỏe, học tập và tâm lý xã hội đạt 100% vào năm 2025 và duy trì vào năm 2030.
– Chỉ tiêu 16: Phấn đấu trẻ em đi học mẫu giáo đúng độ tuổi đạt 99,2% năm 2025 và 99,5 % năm 2030 và tỷ lệ phổ cập mầm non cho trẻ em 5 tuổi đạt 100% vào năm 2025, duy trì đến năm 2030.
– Chỉ tiêu 17: Phấn đấu tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100% vào năm 2025 và duy trì đến năm 2030; phấn đầu không để xảy ra tình trạng học sinh bậc tiểu học bỏ học.
– Chỉ tiêu 18: Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình trung học cơ sở đạt 99,4% vào năm 2025 và 99,7% vào năm 2030; phấn đấu giảm tỷ lệ học sinh trung học cơ sở bỏ học xuống dưới 0,14% vào năm 2025 và dưới 0,05% vào năm 2030.
– Chỉ tiêu 19: 100% trường học có văn phòng tư vấn và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ tâm lý trẻ em vào năm 2025.
– Chỉ tiêu 20: Tỷ lệ trường học có cơ sở hạ tầng, tài liệu học tập phù hợp với học sinh khuyết tật đạt ít nhất 55% vào năm 2025 và 60% vào năm 2030; tỷ lệ trẻ em khuyết tật có nhu cầu học tập được tiếp cận giáo dục chuyên biệt, giáo dục hòa nhập và hỗ trợ phục hồi chức năng phù hợp đạt 80% vào năm 2025 và đạt 90% vào năm
– Chỉ tiêu 21: Phấn đấu tỷ lệ các phường có điểm văn hóa, vui chơi dành cho trẻ em đạt 50% vào năm 2025 và 65% vào năm 2030.
Mục tiêu về sự tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em (03 chỉ tiêu)
– Chỉ tiêu 22: Phấn đấu 30% trẻ em từ 07 tuổi trở lên được hỏi ý kiến về các vấn để của trẻ em với các hình thức phù hợp vào năm 2025 và 40% vào năm 2030.
– Chỉ tiêu 23: Phấn đấu 85% trẻ em được nâng cao kiến thức, năng lực về quyền tham gia của trẻ em vào năm 2025 và 90% vào năm 2030.
– Chỉ tiêu 24: Trẻ em từ 11 tuổi trở lên được tham gia vào các mô hình, hoạt động thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em đạt 30% vào năm 2025 và 40% vào năm 2030.

Bảo đảm nguồn lực thực hiện quyền trẻ em và các mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ em

Trong thời gian tới, quận Đống Đa sẽ tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp giữa các phòng, ban, ngành, đoàn thể trong việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình. Xây dựng một số cơ chế chính sách đặc thù cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. Đồng thời, để xuất, điều chỉnh sửa đổi, bổ sung góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến trẻ em bảo đảm thực hiện đầy đủ quyền trẻ em và giải quyết hiệu quả hơn các vấn đề của trẻ em. Phát triển hệ thống dịch vụ đáp ứng thực hiện quyền trẻ em có sự lồng ghép và phối hợp giữa các dịch vụ y tế, giáo dục, tư pháp và các dịch vụ an sinh xã hội, ưu tiên hệ thống dịch vụ bảo vệ trẻ em.
Bên cạnh đó, quận cũng đẩy mạnh truyền thông, giáo dục về kiến thức, kỹ năng thực hiện quyền, bổn phận của trẻ em, vận động xã hội thực hiện các mục tiêu về trẻ em và giải quyết các vấn đề. Bảo đảm nguồn lực thực hiện quyền trẻ em và các mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ em; ưu tiên bố trí nguồn lực về bảo vệ trẻ em. Vận động nguồn lực và sự tham gia xã hội. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát; xây dựng cơ sở dữ liệu theo dõi, đánh giá việc thực hiện pháp luật, chính sách, chương trình, mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ em.
Quận Đống Đa yêu cầu các phòng, ban, ngành, đoàn thể, UBND 21 phường xây dựng Kế hoạch, triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, hiệu quả phù hợp với tình hình thực tiễn của từng địa phương, đơn vị. Bảo đảm lồng ghép và gắn với việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu trong Kế hoạch này với thực hiện các Kế hoạch liên quan đến trẻ em đang được UBND Thành phố chỉ đạo và với việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội 5 năm, hàng năm của địa phương, đơn vị. Đồng thời, cần ưu tiên trợ giúp nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.

Thanh Hằng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *