Di sản

Đầu tư hay không đầu tư vào khu vực di sản?

Về kinh nghiệm các quốc gia trong việc ứng xử với di sản cho hoạt động du lịch, các chuyên gia nhìn nhận, họ đều sử dụng lợi thế của di sản rất tốt.

Câu chuyện cáp treo tại các điểm du lịch hiện nay lại đang thổi bùng lên sự tranh cãi giữa việc đầu tư hay không đầu tư trong các khu vực di sản. Theo ông Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội di sản văn hóa Việt Nam, đây là cuộc tranh cãi muôn thuở và chung quy là từ nhận thức của mỗi người.

6-6a255

Hoàng Thành Thăng Long

8-6a255

Văn Miếu Quốc Tử Giám

7-6a255

Thành nhà Hồ

Mỹ Sơn

Thánh địa Mỹ Sơn

“Tôi cho rằng, nhận thức đầu tiên là cuộc sống có nhu cầu phát triển và đổi mới. Bảo tồn di sản để phục vụ phát triển chứ không phải vì sự tồn tại vĩnh cửu của di sản. Phát triển là nâng cao đời sống, nâng cao nhu cầu hưởng thụ của con người nhưng không có nghĩa hy sinh di sản, tổn hại tới di sản mà ta gọi là phát triển không bền vững” – ông Bài chia sẻ.

Cáp treo lên Khu du lịch Bana Hills (ảnh cung cấp)

Với ý nghĩa như vậy, ông Bài cho rằng, bảo tồn để tạo tiền đề khoa học sáng tạo ra những giá trị văn hóa mới, bổ sung vào kho tàng di sản, bảo tồn còn khiến những phương tiện ấy thành công cụ giao lưu, hợp tác quốc tế làm cho các dân tộc, các quốc gia hiểu nhau hơn…
“Khi bảo tồn thành sản phẩm du lịch văn hóa thì tạo động lực phát triển cho ngành kinh tế mũi nhọn là du lịch. Nếu không phát triển thì lấy đâu ra nguồn lực để đầu tư phát triển bảo tồn” – ông Bài phân tích.
Với câu chuyện cáp treo, ông Bài thể hiện quan điểm, nên ủng hộ các doanh nghiệp xây dựng những dự án hoàn chỉnh và giải quyết được hài hòa giữa việc bảo tồn và phát triển.
“Anh phát triển nhưng đảm bảo môi trường thiên nhiên đừng phá hoại môi trường thiên nhiên ấy, anh phải đánh giá tác động môi trường có thể tác động tới di sản và phải có giải pháp khắc phục hạn chế tối đa phần tác động tới môi trường” – ông Bài nói.
Đồng thời, tạo điều kiện cho công chúng được tiếp cận, quyền được hưởng thụ văn hóa là quyền của con người. Chính con người khi được tiếp cận rồi thì không làm ô nhiễm và tổn hại tới môi trường. Ông Bài cũng thẳng thắn bày tỏ, “dự án nào không đáp ứng được yêu cầu ấy thì không cho làm. Nhưng dù có thế nào thì phải có dự án nghiên cứu đã. Chứ chưa biết dự án ra làm sao mà mình cứ bảo không được làm thì không xử lý được bài toán xung đột”.
Mở rộng vấn đề này, ông Bài cho rằng, các doanh nghiệp doanh nghiệp có ý tưởng phát triển du lịch, họ cũng phải nhận thức rõ được vai trò trách nhiệm công dân của họ trong việc giữ gìn, bảo tồn văn hóa, bảo vệ môi trường, giáo dục cho cán bộ công nhân viên của họ, giáo dục cho cộng đồng dân cư địa phương, khách du lịch của họ và đặc biệt họ phải giải quyết được vấn đề lợi ích giữa các bên tham gia.
“Nếu anh giải quyết tốt được vấn đề này thì họ sẽ tích cực tham gia vào việc bảo vệ phát huy giá trị di sản văn hóa cũng như bảo vệ môi trường” – ông Bài cho hay.

Theo Tổ Quốc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *