Quy tắc ứng xử

Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục ứng xử văn hóa trên địa bàn Thủ đô

Mới đây, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội ban hành Kế hoạch số 123-KH/BTGTU về đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục ứng xử văn hóa và đấu tranh phòng, chống các hành vi bạo lực trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2018 – 2020.

Thực hiện chỉ đạo của đồng chí Bí thư Thành ủy, Ban chỉ đạo Chương trình số 04 của Thành ủy (khóa XVI), kế hoạch số 95 ngày 10/4/2018 của Ban Tuyên giáo Thành ủy về “Tuyên truyền thực hiện 2 Quy tắc ứng xử trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2018-2020”, Kế hoạch số 107 ngày 13/6/2018 của Ban Tuyên giáo Thành ủy về “Tuyên truyền, thực hiện đấu tranh phòng, chống hành vi bạo lực trên địa bàn TP Hà Nội”, ngày 26/10, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội ban hành Kế hoạch số 123-KH/BTGTU về đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục ứng xử văn hóa và đấu tranh phòng, chống các hành vi bạo lực trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2018 – 2020.

Trọng tâm xuyên suốt là đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục trong nhà trường, gắn kết hài hòa với xây dựng văn hóa ứng xử trong gia đình, cộng đồng xã hội. Ảnh minh họa: Internet.

Theo đó, các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục phải thiết thực, đa dạng hóa nội dung và hình thức. Trọng tâm xuyên suốt là đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục trong nhà trường, gắn kết hài hòa với xây dựng văn hóa ứng xử trong gia đình, cộng đồng xã hội, kiên quyết đấu tranh phòng, chống các hành vi côn đồ, bạo lực trên địa bàn Thủ đô giai đoạn đến năm 2020.
Ban Tuyên giáo Thành ủy xây dựng Kế hoạch đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục ứng xử văn hóa và đấu tranh phòng, chống các hành vi bạo lực trên địa bàn Thủ đô giai đoạn đến năm 2020; Tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào Kế hoạch đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục ứng xử văn hóa và đấu tranh phòng, chống các hành vi bạo lực trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2018 – 2020; Lập danh sách và mời các chuyên gia văn hóa, nhà khoa học tâm lý, các nhân sỹ, trí thức, văn nghệ sỹ có uy tín… tham gia hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, diễn giảng, tọa đàm, tư vấn… trên hệ thống truyền thông đại chúng, ở các địa phương, đơn vị, ngành, đoàn thể…
Chỉ đạo, định hướng báo chí thông qua hội nghị thông tin báo chí về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục; Tổ chức tọa đàm trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, giáo viên thuộc hệ thống giáo dục quốc dân của Thành phố; Tổ chức khảo sát, điều tra xã hội học đánh giá thực trạng liên quan tới ứng xử văn hóa và các hành vi côn đồ, bạo lực trên địa bàn Thành phố hiện nay từ năm 2019.
Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với chính quyền các địa phương tổ chức rà soát, kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ sở in ấn, xuất bản, kinh doanh internet, game Online… để kịp thời chấn chỉnh, bổ sung hoặc có văn bản quy định mới, phù hợp.
Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch cụ thể của ngành đảm bảo tính thiết thực, có đổi mới, sáng tạo với những giải pháp căn cốt, khả thi, lộ trình và mục tiêu rõ ràng. Trong đó, chú ý các giải pháp phòng ngừa, giải quyết dứt điểm tình trạng bạo lực học đường; xây dựng hệ giá trị sống mới, hoàn thiện nhân cách học sinh phù hợp với từng cấp học; đưa vào nội dung giáo dục chính trị hè, các lớp tập huấn… đối với cán bộ, giáo viên.
UBND các phường, xã, thị trấn, ban Tuyên giáo, phòng, ban chức năng các quận, huyện, thị xã, lãnh đạo quận, huyện, thị xã chủ động, tích cực phối hợp, hỗ trợ điều kiện cần thiết đối với việc triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục tại địa phương do Thành phố chủ trì tổ chức thực hiện…

Thanh Hằng

Theo MaskOnline

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *