Tin tức - Sự kiện

Hà Nội còn 3 trọng điểm, 10 vị trí xung yếu và 18 điểm úng ngập

Theo thông tin từ Ban Tuyên giáo Thành ủy, hiện nay, Hà Nội còn 3 trọng điểm, 10 vị trí xung yếu và 18 điểm có nguy cơ úng ngập khi gặp các trận mưa có lưu lượng từ 50mm/2h đến 100mm/2h. Cụ thể, 3 điểm trọng yếu được xác định gồm: Trọng điểm số […]

Theo thông tin từ Ban Tuyên giáo Thành ủy, hiện nay, Hà Nội còn 3 trọng điểm, 10 vị trí xung yếu và 18 điểm có nguy cơ úng ngập khi gặp các trận mưa có lưu lượng từ 50mm/2h đến 100mm/2h.

Cụ thể, 3 điểm trọng yếu được xác định gồm: Trọng điểm số 1: Khu vực đê, kè, cống Xuân Canh- Long Tửu, huyện Đông Anh; trọng điểm số 2: Cống Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm và trọng điểm số 3: Cống qua đê Yên Sở, quận Hoàng Mai.

10 vị trí xung yếu gồm: kè Khê Thượng (Ba Vì), đê Sen Chiểu (Phúc Thọ);  kè Liên Trì (Đan Phượng); kè An Cảnh (Thường Tín); kè Quang Lãng (Phú Xuyên); đê Vân Cốc (Phúc Thọ); đê hữu Đuống (Long Biên); đê, kè Đổng Viên (Gia Lâm); đê tả Đuống, xã Trung Mầu (Gia Lâm); đê, kè, cống Tân Hưng, Cẩm Hà (Sóc Sơn).

Với các trận mưa có lượng mưa nhỏ dưới 50mm/2h, cơ bản, trên địa bàn Thành phố chỉ tồn tại một số điểm ứ đọng nước khi mưa do đường trũng, không có điểm úng ngập.

Với các trận mưa có lượng mưa từ 50mm/2h đến 100mm/2h, dự kiến, năm 2017 cồn tồn tại 18 điểm úng ngập gồm:

Quận Hoàn Kiếm (2 điểm): Ngã tư Phan Bội Châu- Lý Thường Kiệt; ngã nưm Đường Thành- Bát Đàn- Nhà Hỏa;

Quận Ba Đình (2 điểm): Cao Bá Quát: đoạn trước cửa công ty Môi trường đô thị; Đội Cấn: số nhà 209, chùa Bát Tháp.

Quận Tây Hồ (1 điểm): Dốc La Pho- Thụy Khuê

Điểm ngập tại khu vực chân cầu Vĩnh Tuy

 Quận Hai Bà Trưng (1 điểm): Phố Minh Khai: đoạn cầu Vĩnh Tuy

Quận Hoàng Mai (3 điểm): Đường Giải phóng: đoạn trước bến xe phía Nam; Phố Nguyễn Chính: từ ngõ 74 đến cống hóa mương Tân Mai; Phố Thanh Đàm.

Quận Đống Đa (1 điểm): Nguyễn Khuyến: trước cổng trường Lý Thường Kiệt.

Quận Thanh Xuân (1 điểm): Đường Trường Chinh: đoạn Bệnh viện Phòng không-  không quân.

Quận Cầu Giấy (1 điểm): Hoa Bằng: từ số nhà 91 đến 97; từ số nhà 54 đến 56.

Quận Bắc Từ Liêm (1 điểm): Phạm Văn Đồng, trước và đối diện Công ty Cầu 7; ngã ba Xuân ĐỈnh- Tân Xuân.

Quận Long Biên (3 điểm): Đường Ngọc Lâm: từ ngã ba Long Biên 1 đến xí nghiệp Môi trường đô thị Gia Lâm; Phố Hoàng Như Tiếp: từ trường Tiểu học Ngọc Lâm đến ngã ba Hoàng Như Tiếp, Ái Mộ. Đường Cổ Linh: đoạn gầm cầu vượt.

Quận Hà Đông (2 điểm): Ngã ba Phan Đình Giót- Quang Trung; đường Yên Nghĩa: Bến xa Yên Nghĩa, ngã ba Ba La.

Các trọng điểm và các vị trí xung yếu trên thường xuyên được Thành phố đầu tư nâng cấp, xây dựng, tu bổ để hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro do thiên tai gây ra.

Tuy nhiên, với tình hình thời tiết diễn biến bất thường do biến đổi khí hậu, các trọng điểm và điểm xung yếu đê điều này vẫn luôn trong tình trạng báo động.

Để đối phó với các hình thái thiên tai năm 2017, bảo đảm an toàn hệ thống đê điều, hồ đập và các công trình phòng, chống thiên tai, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp trọng tâm.

Cụ thể, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai thành phố Hà Nội thường xuyên kiểm tra, đánh giá hiện trạng công trình đê điều, hồ đập, công trình thủy lợi, công trình phòng chống thiên tai trước mùa mưa bão. Đồng thời xây dựng phương án hộ đê, đảm bảo an toàn hồ đập, phòng chống úng, khắc phục hậu quả phục hồi sản xuất nông nghiệp; phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão, ứng phó với thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai; tập trung chỉ đạo hoàn thành công tác tu bổ, xử lý hư hỏng đê điều, hồ đập, nạo vét kênh mương đảm bảo chất lượng, tiến độ quy định.

Tại khu vực nội thành, giải pháp chống úng liên quan chặt chẽ đến việc vận hành trạm bơm Yên Sở và trục chính sông Nhuệ đã được Sở Xây dựng lập phương án.

Đối với khu vực ngoại thành, phương án chống úng ngập do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng.

Việc vận hành hệ thống công trình tiêu úng khu vực ngoại thành thực hiện theo phương án xây dựng được duyệt của các công ty thủy lợi sông Tích, sông Đáy, sông Nhuệ, Mê Linh, Hà Nội và các địa phương. Trong đó, đặc biệt chú trọng giải pháp chủ động tiêu kiệt nước đệm, đẩy nhanh thời vụ gieo cấy vụ mùa và ưu tiên hỗ trợ tiêu úng khu vực nội thành.

 

Minh Đạt

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *