Di sản – Bảo tồn

Huyện Chương Mỹ bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể giai đoạn 2022 – 2025

Để thực hiện tốt việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn huyện, UBND huyện yêu cầu các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể; tăng cường công tác quản lý Nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể; đẩy mạnh xã hội hóa nguồn lực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể…

Với mục đích duy trì, bảo tồn, phát triển bền vững các giá trị di sản văn hóa; nâng cao nhận thức, sự chủ động của người dân, cộng đồng xã hội trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, UBND huyện Chương Mỹ ban hành Kế hoạch số 92 về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn huyện giai đoạn 2022 – 2025.

Kế hoạch đề ra 3 nội dung: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể hát Ca trù – Câu lạc bộ (CLB) hát Ca trù thôn Đồng Trữ, xã Phú Nghĩa. Trong đó, quan tâm mở các lớp truyền dạy, học hỏi, giao lưu kinh nghiệm thực hành hát Ca trù; tổ chức duy trì hoạt động thường xuyên tại các CLB; tổ chức trình diễn, giới thiệu nghệ thuật Ca trù góp phần tìm hiểu và lan tỏa niềm yêu thích nghệ thuật Ca trù trong cộng đồng; tuyên truyền, quảng bá công tác bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật hát Ca trù.

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể – Lễ hội đình Lưu Xá, xã Hòa Chính (thuộc Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia). Trong đó, chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về di sản văn hóa; bảo vệ và truyền dạy tập quán bơi chải trong Lễ hội đình Lưu Xá; tổ chức, tham gia các cuộc thi bơi chải do các cấp tổ chức…

Mỗi di sản văn hóa đều mang nét đặc trưng riêng, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của Nhân dânẢnh minh họa

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ mai một, cần ưu tiên bảo vệ như: Hát Tuồng cổ, thôn Cốc Thượng, xã Hoàng Diệu; nghệ thuật Cồng chiêng, thôn Đồng Ké, xã Trần Phú; lễ hội chùa Trăm Gian, xã Tiên Phương; múa Bồng, xã Đại Yên và các lễ hội truyền thống nằm trong danh mục kiểm kê.

Những giá trị văn hóa phi vật thể truyền thống vẫn đang hiện diện trong cuộc sống. Mỗi di sản văn hóa đều mang nét đặc trưng riêng, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của Nhân dân. Đây chính là tiềm năng dồi dào cho phát triển văn hóa, trở thành nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội địa phương. Để thực hiện tốt việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn huyện, UBND huyện yêu cầu các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể; tăng cường công tác quản lý Nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể; đẩy mạnh xã hội hóa nguồn lực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể; tích cực nghiên cứu, sưu tầm, hệ thống hóa các tư liệu để đánh giá giá trị của di sản văn hóa phi vật thể, đề xuất các giải pháp bảo tồn, khai thác giá trị phù hợp và đạt hiệu quả thiết thực, phục vụ công tác giáo dục truyền thống, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa, đưa di sản văn hóa phi vật thể trở thành sản phẩm du lịch lợi thế của huyện Chương Mỹ.

Thảo Nhi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *