Văn hóa cơ sở

Mỹ Đức: Hiệu quả từ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sông văn hóa”

​Thực hiện Nghị quyết TW 5, khóa VIII về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, và phong trào “Toàn dân đoàn kết, xây dựng đời sống văn hóa”, thời gian qua, huyện Mỹ Đức đã tập trung xây dựng kế hoạch và triển khai tổ chức nhiều chương trình cụ thể nhằm đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư (KDC), thôn, cơ quan và xã đạt chuẩn văn hóa. Từ đó, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo quốc phòng- an ninh tại địa phương.

huyen500.JPG​​

Thực hiện Nghị quyết TW 5, khóa VIII về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, và phong trào “Toàn dân đoàn kết, xây dựng đời sống văn hóa”, thời gian qua, huyện Mỹ Đức đã tập trung xây dựng kế hoạch và triển khai tổ chức nhiều chương trình cụ thể nhằm đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư (KDC), thôn, cơ quan và xã đạt chuẩn văn hóa. Từ đó, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo quốc phòng- an ninh tại địa phương.

Để cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở KDC” thực sự đi vào chiều sâu, huyện Mỹ Đức đã chú trọng tuyên truyền trong các tầng lớp nhân dân bằng nhiều hình thức sinh động như: Tuyên truyền trực tiếp tại Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc, lồng ghép tại các cuộc họp của huyện, ở các KDC, trên hệ thống đài truyền thanh huyện, đài truyền thanh cơ sở… Huyện đã tập trung đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân thực hiện phong trào thi đua gắn với việc phát triển kinh tế, xã hội như: Chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng vật nuôi; xóa đói, giảm nghèo; xây dựng đường giao thông nông thôn. Từ đó, đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần làm chuyển biến nhận thức của quần chúng nhân dân. Nếu như năm 2009 chỉ có 43.425 hộ trên địa bàn huyện đăng ký xây dựng gia đình văn hóa thì đến năm 2012 đã tăng lên 45.527 hộ đăng ký gia đình văn hoá, 39.154 hộ được công nhận gia đình văn hoá đạt 86%, có 70/112 làng đạt 62,5% tăng 10 làng so với năm 2009. Có 99/112 làng có nhà văn hóa tăng 13 làng so với năm 2009 đạt 88%. Tiêu biểu cho phong trào này là: Thôn Đình Lê xã Tuy Lai, Thôn Lai Tảo xã Bột Xuyên, Thôn Hạ Sở xã Hồng Sơn, KDC Hòa Lạc xã An Tiến, KDC thôn Đồi Dùng xã An Phú…

Qua phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa đã góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế của huyện Mỹ Đức ngày một phát triển. Kết cấu hạ tầng điện, đường, trường, trạm, hệ thống thông tin liên lạc, thiết chế văn hóa được đầu tư xây dựng. Đặc biệt, qua phong trào đã phát huy tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, hỗ trợ, khuyến khích các gia đình phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh giỏi đã được địa phương triển khai có hiệu quả. Qua đó, nhiều hộ đã thoát nghèo vươn lên khá giả. Năm 2009, toàn huyện có 8.294 hộ nghèo chiếm 20,5%, đến nay còn gần 6%. Các gia đình chính sách, gia đình có công được chăm lo, giúp đỡ một cách thiết thực. Từ năm 2003 đến năm 2013, toàn huyện đã xoá được 1.209 nhà dột nát với số tiền là trên 8 tỷ đồng. Đời sống vật chất lẫn tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ nét. Ủy ban MTTQ các cấp trong huyện đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp đóng trên địa bàn, kiều bào ở nước ngoài và các tầng lớp nhân dân tích cực ủng hộ xây dựng Quỹ “Ngày vì người nghèo”; tham gia các hoạt động tương trợ, giúp đỡ người nghèo gặp khó khăn về nhà ở với nhiều hình thức: Giúp đỡ về ngày công, vật liệu, tiền mặt… Đồng thời, chủ động giới thiệu địa chỉ để cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đăng ký xây nhà trực tiếp cho hộ nghèo. Trong 5 năm qua cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong huyện đăc biệt là mọi người dân ở từng xóm, KDC, thôn, làng, xã hiểu được ý nghĩa, mục đích về việc đóng góp xây dựng Quỹ “Vì người nghèo” nên đã tích cực ủng hộ đóng góp xây dựng quỹ tổng số Quỹ “Vì người nghèo” đã vận động được là 2.822.000.000 đồng trong đó Quỹ cấp huyện = 1.225.000.000 đồng, Quỹ cấp xã =1.597.000.000 đồng. Tiêu biểu cho phong trào này là; Cụm dân cư số 3 xã Đồng Tâm, Thôn Yến Vỹ xã Hương Sơn, Thôn Khảm Lâm xã Phúc Lâm, cụm dân cư số 2 xã Phù Lưu Tế.

 Đến nay, toàn huyện đã có tổ hòa giải, tổ tự quản kịp thời giải quyết, hòa giải những mâu thuẩn, vướng mắc, tranh chấp trong nhân dân. Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc được phát huy cao. Trong 5 năm qua, tổng số nguồn tin tố giác tội phạm từ nhân dân là 211 vụ, số người được cảm hóa giáo dục tại khu dân cư là 1.262 người, cho đến nay toàn huyện có 1 đơn vị chưa phát hiện ra người nghiện Ma túy là  xã Thượng Lâm.Nhân dân đã giúp cho công an xã khám phá và xử lý nhiều vụ việc vi phạm pháp luật, vận động được nhiều đối tượng ra đầu thú, bắt giữ nhiều đối tượng có lệnh truy nã. Nhờ đó, mà tình hình an ninh trật tự trên địa bàn xã được giữ vững, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện rõ rệt. Phong trào rèn luyện thể dục, thể thao cũng được địa phương tổ chức thường xuyên với quy mô ngày càng lớn, chất lượng ngày càng được nâng cao.

Công tác Mặt trận nói chung và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” Trong 5 năm qua có sự đóng góp không nhỏ của các gương điển hình tiêu biểu là Trưởng ban Công tác Mặt trận (BCTMT) ở KDC như: Ông Đặng Đình Khương xã Phùng Xá, Bà Nguyễn Thị Dường xã Hồng Sơn, Bà Bùi Thị Nga Thị Trấn Đại Nghĩa, ông Lê xuân Đức xã An Mỹ, Ông Đỗ Đăng Thiện xã Phù Lưu Tế, Bà Mai Thị Thuân xã Tuy Lai, Bà Kiều Thị Bích Thôn Bạch Tuyết xã Hùng Tiến, Bà Nguyễn Thị Ngân Trưởng BCTMT giỏi thôn Trinh Tiết xã Đại Hưng.

Cùng với việc triển khai đồng bộ các nội dung, phong trào ‘’Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá’’ của MTTQ các cấp trong huyện còn được gắn với các phong trào thi đua khác của các tổ chức đoàn thể trên địa bàn thị xã như: “Xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” của Hội Phụ nữ; “Nông dân giúp nhau làm giàu” của Hội Nông dân… Các phong trào ngày càng đi vào thực chất và có chiều sâu. Các hộ gia đình quan tâm nhiều hơn tới thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của công dân, không vi phạm pháp luật của Nhà nước và quy ước của xóm làng; tình làng, nghĩa xóm ngày càng được phát huy và gắn bó bền chặt. 

Có thể thấy, phong trào ’Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá’’ trên địa bàn huyện Mỹ Đức đã được phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu, từng bước tăng cường được mối quan hệ đoàn kết trong nhân dân, tình làng, nghĩa xóm được vun đắp, mối quan hệ giữa mỗi người, mỗi nhà ngày càng thêm gắn bó, các tệ nạn xã hội, hủ tục mê tín dị đoan từng bước được đẩy lùi, góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội địa phương phát triển bền vững.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *