Sự kiện

Những nhiệm vụ trọng tâm phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao Thủ đô giai đoạn 2020 – 2025

Một trong những mục tiêu tổng quát Đảng bộ Sở VHTT đặt ra trong nhiệm kỳ mới là xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh, thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa và giữ vững vị thế dẫn đầu của thể thao Thủ đô.

Để đạt được những mục tiêu đó, Đại hội Đảng bộ Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ rõ những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu trong công tác lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị cũng như vấn đề xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh, phát huy đoàn kết, dân chủ, đổi mới, sáng tạo, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Đại hội đã bầu 13 đồng chí vào Ban chấp hành Đảng bộ Sở VHTT Hà Nội.

Công tác lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị

Trong công tác lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị cần đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành. Tiếp tục rà soát các thủ tục hành chính tinh gọn, hiệu quả. Nâng cao hiệu quả việc thực hiện các chỉ thị, Nghị quyết, quyết định, kết luận của Trung ương Đảng, Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố về nhiệm vụ phát triển văn hóa, thể thao và gia đình.
Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ ngành Văn hóa và Thể thao từ Thành phố đến cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, hội nhập quốc tế.
Thực hiện các giải pháp xây dựng Người Hà Nội thanh lịch, văn minh: Tổ chức đa dạng các hoạt động xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; hướng dẫn các địa phương bình xét, công nhận các danh hiệu văn hoá đảm bảo hiệu quả, thực chất. Thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền, thực hiện 02 Quy tắc ứng xử trên địa bàn Thành phố. Nâng cao đời sống văn hóa cơ sở, chất lượng bình xét các danh hiệu văn hóa: Gia đình văn hóa, Tổ dân phố văn hóa, Làng văn hóa; giáo dục lối sống trong gia đình, xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc.
Thực hiện hiệu quả chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Tổ chức các sự kiện văn hóa lớn, đặc trưng của Thủ đô, đẳng cấp của khu vực và Thế giới tại Hà Nội; gắn kết văn hóa với du lịch tạo chuỗi các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật độc đáo có sức lan tỏa cao, hấp dẫn. Mở rộng mối quan hệ giao lưu, hợp tác trong lĩnh vực văn hóa. Tham mưu UBND Thành phố xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức thực hiện các cam kết với UNESCO khi tham gia mạng lưới các Thành phố sáng tạo.
Bảo tồn, khai thác các giá trị văn hóa Thăng Long – Hà Nội; thực hiện công tác đầu tư tu bổ, tôn tạo các di tích, danh thắng, phát huy những tiềm năng, giá trị đặc sắc của văn hóa Việt Nam, văn hóa Thăng Long – Hà Nội. Xử lý hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo tồn di sản văn hóa. Thực hiện các giải pháp bảo tồn, truyền dạy, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Tiếp tục thực hiện rà soát, định hướng nội dung, cách thức để nâng cao hiệu quả tổ chức và quản lý lễ hội trên địa bàn Thành phố.
Xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới. Thực hiện các giải pháp bảo tồn và phát triển các loại hình nghệ thuật truyền thống. Nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp và hoạt động của các hội văn học, nghệ thuật; tiếp tục chăm lo phát triển phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng. Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án cải tạo, nâng cấp các Nhà hát thuộc Thành phố, dự án trưng bày Bảo tàng Hà Nội… trở thành những địa điểm thu hút khách du lịch tới Thủ đô.
Tiếp tục đầu tư có trọng tâm, trọng điểm nhằm phát triển thể thao thành tích cao theo hướng chuyên nghiệp, tiên tiến, hiện đại, hội nhập quốc tế; phấn đấu giữ vững vị trí số 1 của Thể thao Việt Nam trong nền thể thao nước nhà. Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, y sinh học thể thao hiện đại.
Đẩy mạnh phát triển thể dục thể thao quần chúng, nâng cao sức khỏe, thể chất, tinh thần, tầm vóc, tuổi thọ, chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô, trong đó, thể dục thể thao trường học, lấy đối tượng thanh thiếu niên làm trọng tâm, là nơi phát hiện, đào tạo lực lượng cho thể thao thành tích cao. Tăng cường quản lý, phát huy hiệu quả các công trình thể thao, Trung tâm văn hóa thông tin thể thao cấp huyện; xây dựng và nhân rộng các mô hình thể thao cộng đồng, sân vận động, sân chơi thể dục thể thao hấp dẫn tại khu dân cư, khu công nghiệp.
Đầu tư, nâng cấp, xây dựng mới và sử dụng có hiệu quả các thiết chế thể dục thể thao. Chuẩn bị tốt các điều kiện để tổ chức thành công SEA Games 31 và Para Games 11 năm 2021 và giải đua F1 hằng năm. Đặc biệt nâng cao trình độ tổ chức các giải thi đấu thể thao toàn quốc và quốc tế tại Hà Nội.
Tăng cường luyện tập, thi đấu nhằm tuyển chọn lực lượng VĐV trọng điểm tham gia thi đấu tại đấu trường Olympic, ASIAD, SEA Games 31, đại hội thể dục thể thao toàn quốc lần thứ IX; củng cố vững chắc vị trí dẫn đầu cả nước về thể thao thành tích cao.

Công tác xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh

Để xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh, phát huy đoàn kết, dân chủ, đổi mới, sáng tạo, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ nhiệm kỳ 2020 – 2025 cần đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng. Coi trọng công tác giáo dục, rèn luyện đảng viên thông qua sinh hoạt chi bộ và hoạt động thực tiễn; làm tốt công tác quản lý đảng viên nơi công tác và nơi cư trú; thực hiện nghiêm túc quy định về những điều đảng viên không được làm.
Tiếp tục xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch khắc phục những hạn chế, khuyết điểm sau kiểm điểm tự phê bình và phê bình hằng năm gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, Khóa XII.
Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động. Đề cao tính tiên phong, gương mẫu của đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt trong học tập và làm theo Bác, trong rèn luyện đạo đức, lối sống.
Thường xuyên củng cố, kiện toàn tổ chức đảng; nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện của Đảng ủy, chi ủy chi bộ; trước hết là năng lực lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị. Duy trì nề nếp và đổi mới nội dung, hình thức; nâng cao chất lượng sinh hoạt của Đảng ủy.
Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động có trình độ lý luận, chuyên môn đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Tích cực tạo nguồn, tăng cường công tác phát triển Ðảng với nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên. Đánh giá chất lượng tổ chức đảng và đảng viên hàng năm, đảm bảo công bằng, khách quan, dân chủ theo hướng dẫn của Đảng ủy cấp trên.
Tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ trước yêu cầu mới, triển khai thực hiện tốt Quy định số 126-QĐ/TW ngày 28/02/2018 của Bộ Chính trị về một số vấn đề về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng và nghiệp vụ công tác bảo vệ chính trị nội bộ. Thường xuyên rà soát, nắm bắt và quản lý chặt chẽ tình hình chính trị nội bộ.
Thực hiện nghiêm túc các quy định của Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng. Xây dựng nội dung kiểm tra, giám sát phù hợp, hiệu quả. Tăng cường phát hiện, kiểm tra tổ chức Đảng và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm, coi trọng công tác tự kiểm tra, công tác giám sát của chi bộ và đảng viên để chủ động phòng ngừa vi phạm.
Tăng cường đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng công tác dân vận. Thực hiện tốt các quy định về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Tạo mọi điều kiện để các tổ chức đoàn thể: Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh cơ quan hoạt thiết thực, hiệu quả, phù hợp với đặc thù, điều kiện thực tiễn của từng đơn vị.
Thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, đổi mới phong cách, lề lối làm việc của Đảng ủy cơ quan. Rà soát, xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện các quy chế, quy định; phân công rõ chức năng, nhiệm vụ Đảng ủy, Chi bộ, Đảng bộ bộ phận, của từng đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ.

Ngọc Sơn

Theo MaskOnline

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *