Văn hóa cơ sở

Sóc Sơn: Giúp người nghèo từ nguồn vốn tín dụng chính sách

Sóc Sơn là một huyện miền núi của Thủ đô, điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Để giúp hộ nghèo, các đối tượng chính sách phát triển kinh tế, từng bước vươn lên ổn định cuộc sống, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Sóc Sơn đã phối kết hợp chặt chẽ […]

Sóc Sơn là một huyện miền núi của Thủ đô, điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Để giúp hộ nghèo, các đối tượng chính sách phát triển kinh tế, từng bước vươn lên ổn định cuộc sống, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Sóc Sơn đã phối kết hợp chặt chẽ của các Tổ chức Chính trị xã hội các cấp, các Ban ngành của huyện, Chính quyền địa phương các xã, Thị trấn trong triển khai các hoạt động. Qua đó góp phần thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội thông qua triển các chương trình chính sách tín dụng ưu đãi trên địa bàn.

Người dân xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn vay vốn Ngân hàng chính sách  Ảnh: Trần Việt (TTXVN)

       Huyện Sóc Sơn có 25 xã, 1 thị trấn thì ở tất cả các địa bàn này đều có  điểm giao dịch lưu động cấp xã được tổ chức giao dịch vào ngày cố định hàng tháng tại UBND xã, thị trấn, là nơi Ngân hàng, các tổ chức Hội, chính quyền địa phương và nhân dân cùng thực hiện quyền, nghĩa vụ trong thực hiện các chương trình vay vốn tại địa phương. Tại các điểm giao dịch, NHCSXH thực hiện giải ngân, thu nợ trực tiếp đến từng người vay; công khai các chế độ, chính sách, công khai danh sách hộ gia đình được giải ngân và dư nợ từng chương trình vay; thông báo các quy định mới, lãi suất, mức vay của các chương trình tín ưu đãi của, Chính phủ thông tin giúp cho người dân hiểu rõ các quy định và nâng cao hiểu biết về từng chương trình tín dụng ưu đãi, đồng thời, để nhân dân giám sát việc giải ngân cho vay ngay tại điểm giao dịch. Đây chính là mô hình đặc thù, sáng tạo riêng có của NHCSXH, giúp chuyển tải vốn tín dụng chính sách ưu đãi kịp thời, hiệu quả, đến đúng các đối tượng thụ hưởng.

Từ năm 2003 đến nay, NHCSXH huyện đã triển khai 08 chương trình tín dụng, đồng thời tập trung huy động được các nguồn lực tài chính để tạo lập nguồn vốn tín dụng. Đặc biệt, UBND huyện đã quan tâm, bố trí chuyển 2,6 tỷ đồng nguồn vốn ủy thác từ Ngân sách địa phương sang NHCSXH để đáp ứng nhu cầu vốn cho vay giải quyết việc làm đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn từng bước đáp ứng nhu cầu vốn cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.Tính đến 31/5/2017, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách phòng giao dịch NHCSXH huyện quản lý đạt 315 tỷ đồng, tăng  30 tỷ đồng (10,5%) so với thời điểm cuối năm 2016. HCSXH huyện đang thực hiện 08 chương trình tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn với tổng dư nợ 292 tỷ đồng. Phòng giao dịch NHCSXH huyện Sóc Sơn đã thực hiện cho vay trên 15.450 lượt hộ, trong đó lượt hộ nghèo hộ là 1.119, cận nghèo là 1.909 lượt hộ, thoát nghèo 1.186 lượt hộ, khách hàng vay vốn giải quyết việc làm, 4,039 lượt,  hộ vay vốn NS&VSMTNT 6,365 hộ, cải tạo trên 12.000 công trình nước sạch và công trình vệ sinh, hỗ trợ trang trải chi phí học tập cho trên 205 sinh viên theo học tại các trường Đại học, Cao đẳng, trung học chuyên nghiệp.

Với 3 lần được vay vốn từ NHCSXH, gia đình chị Nguyễn Thị Khanh, thôn Quảng Hội, xã Quang Tiến đã đầu tư trồng nấm rơm, dần dần thoát nghèo   Ảnh: Đỗ Huyền

 Vốn tín dụng chính sách đã góp phần tích cực trong việc thực hiện mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo bền vững, đã giúp cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác có điều kiện tự lực vươn lên, tạo việc làm, nâng cao đời sống, thu nhập, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn, xây dựng nông thôn mới.

Từ những kết quả trên cho thấy các chương trình tín dụng chính sách đã có sự gắn kết tích cực, tham gia thiết thực vào các chương trình mục tiêu của huyện như: chương trình giảm nghèo bền vững, chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đào tạo nghề cho thanh niên…góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện. Đây là một công cụ hiệu quả, mạnh mẽ của địa phương để thực hiện chương trình giảm nghèo và công tác an sinh xã hội trên địa bàn huyện.

Khánh Vân

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *