Văn hóa

Tiếp tục triển khai Chương trình 04 của Thành ủy Hà Nội: Xác định rõ các chỉ tiêu cụ thể

Sau 5 năm triển khai thực hiện Chương trình 04- CTr/TU của Thành ủy (khóa XV) về “Phát triển văn hóa- xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2011- 2015”, sự nghiệp văn hóa, xã hội trên địa bàn Thủ […]

Sau 5 năm triển khai thực hiện Chương trình 04- CTr/TU của Thành ủy (khóa XV) về “Phát triển văn hóa- xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2011- 2015”, sự nghiệp văn hóa, xã hội trên địa bàn Thủ đô đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Đã hoàn thành cơ bản các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, mở rộng đối ngoại và có đóng góp tích cực vào thành tựu chung của sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” và Nghị quyết Đại hội XVI của Đảng bộ Thành phố, trong 5 năm tới, Hà Nội tập trung thực hiện tốt các mục tiêu cơ bản sau:

  • Xây dựng văn hóa Thủ đô tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, kế thừa, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của Thăng Long- Hà Nội “Ngàn năm văn hiến, Thủ đô anh hùng, Thành phố vì hòa bình”; thực hiện tốt mục tiêu xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, xây dựng Thủ đô Hà Nội thực sự là trung tâm văn hóa lớn.
  • Đổi mới căn bản, toàn diện, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có chất lượng cao của Thủ đô. Thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân; đẩy mạnh phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ; thực hiện tốt các chính sách xã hội, bảo đảm an sinh, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Phấn đấu đến hết năm 2020, Hà Nội sẽ đạt được các chỉ tiêu chủ yếu sau:

  • Tỷ lệ gia đình được công nhận và giữ vững danh hiệu “Gia đình văn hóa” đạt 88%; Tỷ lệ làng, thôn, bản được công nhận và giữ vững danh hiệu “Làng văn hóa” đạt 62%; Tỷ lệ tổ dân phố được công nhận và giữ vững danh hiệu “Tổ dân phố văn hóa” đạt 72%; 100% thôn, làng có nhà văn hóa hoặc điểm sinh hoạt cộng đồng; 100% xã có điểm luyện tập thể thao theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới; hằng năm dành từ 8- 10% ngân sách đầu tư cho phát triển văn hóa- xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
  • 70% trường học công lập (mầm non, tiểu học, THCS, THPT) đạt tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia; 95% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ THPT và tương đương; đầu tư xây dựng thêm 20 trường công lập chất lượng cao; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên từ 70- 75%.

1

5 tiêu chí trường chuẩn Quốc gia: Tổ chức nhà trường; cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên; chất lượng giáo dục; cơ sở vật chất, thiết bị và công tác xã hội hoá giáo dục.

Trong ảnh: Trường Tiểu học Thanh Xuân Trung vinh dự đón nhận Bằng công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia

 Đầu tư bổ sung trang thiết bị, chương trình, giáo trình, nâng cao chất lượng giáo viên cho 3 trường đào tạo nghề chất lượng cao, theo hướng tiếp cận mô hình giáo dục nghề nghiệp của khu vực và quốc tế; giải quyết việc làm mới đạt 148 nghìn người/năm; tỷ lệ thất nghiệp thành thị dưới 4%; tỷ lệ hộ nghèo cuối kỳ dưới 1,2%.

  • 100% số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế; phấn đấu đạt tỷ lệ 26,5% giường bệnh/10.000 dân và tỷ lệ 13,5 bác sỹ/10.000 dân; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân dưới dưới 8,5%; đạt trên 55% số người trong độ tuổi lao động tham gia bảo hiểm xã hội; 45% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp; trên 85% dân số tham gia bảo hiểm y tế.
  • Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới, di tích quốc gia đặc biệt; xây dựng, phát triển làng nghề gắn với phát triển du lịch: Bát Tràng (huyện Gia Lâm), Vạn Phúc (quận Hà Đông), Làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây).

2

Tiếp tục bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể thế giới– Hội Gióng

Trong năm 2016, Hà Nội sẽ tổ chức phổ biến, quán triệt nội dung Chương trình đến các cấp ủy trực thuộc và các cơ quan, đơn vị trong toàn Thành phố. Xây dựng Kế hoạch tổ chức thực hiện trong cả nhiệm kỳ. Triển khai, nghiên cứu, xây dựng các đề án, dự án, chuyên đề, chương trình công tác để cụ thể hóa việc tổ chức thực hiện Chương trình. Từ năm 2016 đến 2019 sẽ tập trung tổ chức thực hiện các đề án, dự án, kế hoạch công tác. Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả tổ chức thực hiện Chương trình hằng năm. Tổ chức sơ kết giữa nhiệm kỳ việc thực hiện Chương trình. Năm 2020: tổ chức kiểm tra, đánh giá, tổng kết kết quả thực hiện Chương trình trước khi tổ chức Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ Thành phố.

Đạt Minh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *