Văn hoá đời sống

Tôn trọng không gian chung của cộng đồng

Buổi sáng chủ nhật hôm ấy, công viên X. rất đông người. Người dạo bộ, người chơi cầu, đá bóng, luyện tập aerobic…Ở địa điểm có lắp các thiết bị luyện tập TDTT ngoài trời, nhiều ánh mắt đang đổ dồn về phía một người phụ nữ. Mặc cho nhiều người nhìn với ánh mắt […]

Buổi sáng chủ nhật hôm ấy, công viên X. rất đông người. Người dạo bộ, người chơi cầu, đá bóng, luyện tập aerobic…Ở địa điểm có lắp các thiết bị luyện tập TDTT ngoài trời, nhiều ánh mắt đang đổ dồn về phía một người phụ nữ. Mặc cho nhiều người nhìn với ánh mắt không mấy thiện cảm nhưng người phụ nữ đó vẫn say sưa luyện tập. 10 phút…15 phút  trôi qua. Mọi chuyện chẳng có gì thay đổi. Người phụ nữ coi chiếc máy tập như của riêng mình, không đoái hoài gì đến đám đông đang đứng nhìn.

Không nên coi máy tập thể dục tại nơi công cộng là của riêng

 Bỗng một người từ trong đám đông bước ra, đi đến bên người phụ nữ đang say sưa luyện tập. Bằng giọng nói trầm ấm, nhẹ nhàng, ông từ tốn:

– Xin lỗi, tôi có thể làm phiền bà một lát được không?

Người phụ nữ vẫn không ngừng tập, ngẩng nhìn ông hỏi: “Ông cần gì”

– Tôi chỉ xin bà vài phút thôi. Chẳng là chiếc máy tập này là máy được Thành phố lắp đặt. Nó không phải là tài sản của bất cứ cá nhân nào trong số chúng ta đang đứng đây. Công viên, vường hoa là của chung. Máy tập cũng là của chung. Và theo đó, bất kỳ ai đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật do nhà sản xuất đưa ra, đều có quyền sử dụng chiếc máy này để luyện tập. Đã gần tuần nay,  sáng nào bà cũng sử dụng chiếc máy này. Chỉ tiếc rằng, bà luôn sử dụng máy quá lâu, không để ý xung quanh mình đang có nhiều người có cùng nhu cầu sử dụng máy, phải chờ đợi bà.  Tôi thiết nghĩ, mỗi chúng ta đều nên có ý thức tôn trọng không gian chung  của cộng đồng.  Nếu chỉ có mình bà, tôi không nói làm gì nhưng nếu có nhiều người có cùng nhu cầu được tập, bà nên có ý tứ hơn, tập 5- 7 phút thôi rồi nghỉ, nhường máy cho người khác. Tôn trọng  người khác cũng là tôn trọng chính mình bà ạ.

Cả đám đông đứng xung quanh đều đồng tình: “Ông ấy nói phải đấy, bà nhường máy cho người khác tập đi”.

Người phụ nữ bối rối, đỏ cả mặt  nhìn đám đông rồi bẽn lẽn rời chiếc máy.

Lúc này, người đàn ông mới quay sang đám đông đứng vây quanh mình : “Chúng ta nên biết đấu tranh bảo vệ lẽ phải các ông, các bà ạ. Người ta thiếu ý thức, người ta có hành động chưa phù hợp thì mình nên nhắc nhở để người ta sửa. Điều quan trọng là lời nói nhẹ nhàng, thái độ thân thiện, các cụ ta đã dạy “Nói phải củ cải cũng nghe” phải không nào? Chúng ta tôn trọng không gian chung của cộng đồng nhưng cũng nên mạnh dạn, thẳng thắn đấu tranh, bảo vệ lẽ phải; lên án các hành vi chưa đúng để các không gian chung ấy hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ của nó, trở thành điểm đến thân thiện, trong lành. Các ông các bà có đồng ý không?

Mọi người đều vỗ tay và đồng thanh “đồng ý, đồng ý”.

Đứng cạnh con từ đầu câu chuyện, chị Hoa lúc này mới quay sang con gái năm nay đã vào lớp 9. “Con ạ, điều con vừa chứng kiến chính là một trong nhiều nội dung của Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố chúng ta đấy con ạ. Tôn trọng không gian chung  của cộng đồng. Đấu tranh, bảo vệ lẽ phải, người yếu thế, phê  phán hành vi sai trái chính là 2 trong nhiều quy tắc ứng xử chung mà mọi tổ chức, cá nhân làm việc, sinh sống, công tác, tham quan, học tập trên địa bàn Thành phố Hà Nội nên làm theo. Mình là công dân Thủ đô, nên tích cực thực hiện Quy tắc phải không con”. Con gái chị Hoa khẽ khàng : “Vâng ạ” rồi nắm chặt tay mẹ để đi đến  gian hàng tô màu tượng, một trò chơi mà em rất thích và được mẹ cho phép khi mới vào công viên.

Giữ gìn thiết bị vui chơi để nhiều người được sử dụng

 Khánh Vân

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *