Sự kiện

Tổng kết chương trình trải nghiệm cùng Di sản Văn hóa phi vật thể của Việt Nam năm 2016

Ban Giám khảo cuộc thi trao chứng nhận cho các đội tham gia trải nghiệm  Chiều 22/10,  tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức tổng kết chương trình trải nghiệm cùng Di sản Văn […]

1

Ban Giám khảo cuộc thi trao chứng nhận cho các đội tham gia trải nghiệm

 Chiều 22/10,  tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức tổng kết chương trình trải nghiệm cùng Di sản Văn hóa phi vật thể của Việt Nam năm 2016.

2

Ông Nguyễn Khắc Lợi, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Trưởng ban Tổ chức chương trình trải nghiệm phát biểu tổng kết

 Chương trình trải nghiệm cùng di sản văn hóa phi vật thể 2016 nhằm giới thiệu các làng nghề thủ công truyền thống tại Hà Nội và các tỉnh lân cận tới đông đảo du khách Việt Nam và nước ngoài thông qua hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm; qua đó góp phần tôn vinh các làng nghề và nghệ nhân làng nghề, tạo cơ hội để các bạn trẻ trải nghiệm cùng các di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc; đồng thời đóng góp ý tưởng, hình thành dự án nhằm phát triển làng nghề trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay. Nâng cao nhận thức của người tham gia về giá trị của sức lao động, tầm quan trọng của các ngành nghề thủ công truyền thống và vốn quý của các di sản văn hóa phi vật thể nằm bên trong các ngôi làng.

Chương trình “Trải nghiệm cùng  di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam năm 2016” dành cho 25 nhóm nhân vật trải nghiệm, là các học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội tiếp xúc và tìm hiểu về 5 làng nghề là: tranh Đông Hồ, làng cốm Mễ Trì, làng gốm Bát Tràng, chuồn chuồn tre Thạch Xá, rối nước Đào Thục. Ở mỗi chương trình,  các nhóm nhân vật lần lượt tham gia phân tích điều kiện địa lý, tham gia quy trình sản xuất, trình diễn sản phẩm làng nghề, trên cơ sở đó, từng bước nghiên cứu và tìm hướng phát triển cho các làng nghề. Các đề án tập trung khai khác ở các lĩnh vực: phát triển kinh tế, du lịch, truyền thông, mỹ thuật công nghiệp và nghệ thuật sân khấu. Theo đánh giá của Ban Tổ chức, các đề án được đầu tư xây dựng công phu, có phương pháp tiếp cận đúng, phát huy được tính xung kích của tuổi trẻ, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm. Từ 25 đề án, Ban Tổ chức đã chọn được 6 nhóm thi với 6 đề án xuất sắc nhất để bước vào vòng chung kết với phần thuyết trình và phản biện. Kết thúc cuộc thi, Ban Tổ chức đã trao giải Nhất cho dự án của nhóm Lối xưa (Trường Đại học Kinh tế quốc dân), với nội dung tìm hiểu, đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển làng tranh dân gian Đông Hồ; Giải Nhì và Ba lần lượt thuộc về nhóm Trăng xưa (Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) với dự án chuồn chuồn tre Thạch Xá, nhóm Lửa thời gian (Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội) với dự án làng rối nước Đào Thục.

3

Nhóm Lối xưa đến từ trường Đại học Kinh tế quốc dân đạt giải I cuộc thi “Di sản thế hệ tôi”

Phát biểu tại Lễ Tổng kết và trao giải cuộc thi, ông Nguyễn Khắc Lợi, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Trưởng Ban tổ chức chương trình khẳng định: “Chương trình năm nay là một bước tiến với trải nghiệm sâu hơn, ý tưởng thúc đẩy sự phát triển của làng nghề sinh động hơn, giúp các bạn trẻ định vị rõ ràng vai trò, trách nhiệm của mình đối với di sản văn hóa phi vật thể – những giá trị tinh thần vô giá của dân tộc đã được các thế hệ đi trước tạo dựng qua hàng nghìn năm lịch sử. Quá trình các bạn trải nghiệm và thể hiện tại cuộc thi đã đem lại niềm tin về hiệu quả lan tỏa tình yêu, trách nhiệm của tuổi trẻ đối với di sản”.

Thanh Mai

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *