Di sản – Bảo tồn

Ứng Hòa: Chú trọng công tác quản lý di tích

Trên địa bàn huyện Ứng Hòa có 433 di tích, trong đó có 156 di tích được xếp hạng, có 68 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 81 di tích được xếp hạng cấp tỉnh, thành phố. Nhiều di tích lịch sử tiêu biểu như: Đình Hoàng Xá, đình Viên Đình, đình, đền Miêng Hạ, Đền Đức Thánh Cả, khu di tích ATK chùa Choòng…

Những năm qua, công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa vật thể được các cấp và nhân dân quan tâm, nhằm đáp ứng các nhu cầu tinh thần của các tầng lớp nhân dân, nhất là khách tham quan. Tại địa phương có di tích xếp hạng đều đã thành lập Ban quản lý di tích, có quy chế hoạt động cụ thể, công tác bảo vệ, trông coi tại di tích được quan tâm, nhiều di tích đã có các bảng giới thiệu khái quát, biên soạn tờ gấp giới thiệu di tích, tổ chức các lớp ngoại khóa cho học sinh trên địa bàn huyện tham quan, tìm hiểu. Để tăng cường công tác quản lý nhà nước về việc bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích đã xếp hạng, Ngành văn hóa và Thông tin đã tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo các địa phương có di tích  quán triệt quan điểm: Di tích phải được bảo vệ nguyên trạng, không tự ý đưa thêm, di dời, thay đổi hiện vật trong di tích. Không được làm thay đổi môi trường cảnh quan di tích. Chỉ thực hiện các hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Di tích lịch sử cách mạng Khu Cháy

Phòng VHTT huyện đã kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn, đôn đốc UBND các xã, thị trấn trên địa bàn trong công tác quản lý và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa; tăng cường công tác kiểm tra di tích trên địa bàn huyện; rà soát, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch số 120 của UBND thành phố Hà Nội (phối hợp với Ban QLDTDT Hà Nội đề xuất danh mục tu bổ, tôn tạo di tích xuống cấp nghiêm trọng 2018; triển khai công tác xếp hạng di tích lịch sử văn hóa, di tích CMKC trên địa bàn năm 2018); tổ chức cho lãnh đạo, chuyên viên phòng Văn hóa – Thông tin, lãnh đạo, công chức văn hóa của 29 xã, thị trấn tham gia tập huấn công tác quản lý di tích do Sở Văn hóa – Thể thao tổ chức. Bên cạnh đó thực hiện công tác giao ban định kỳ với phòng Văn hóa – Thông tin huyện Kim Bảng – tỉnh Hà Nam trong chỉ đạo quản lý và tổ chức lễ hội tại khu vực đền Đức Thánh Cả – xã Hồng Quang mùa lễ hội năm 2018;  Tham mưu UBND huyện phân bổ nguồn kinh phí tu bổ, chống xuống cấp di tích năm 2018; Hướng dẫn UBND các xã triển khai thực hiện nguồn kinh phí tu bổ, chống xuống cấp di tích năm 2018 (giao nhiệm vụ cấp kinh phí sửa chữa, chống xuống cấp cho 05 di tích với số tiền 3 tỷ 371 triệu đồng, gồm Đền Miêng Hạ, Đình Giang Làng, Chùa Du Đồng, Chùa Cao Lãm và cụm di tích đình Họa Đống; đã lập hồ sơ dự án và xin phê duyệt chủ trương đối với 5/5 di tích); tổng hợp đề xuất danh mục xuống cấp đề xuất UBND huyện cấp kinh phí cải tạo, sửa chữa từ nguồn kinh phí sự nghiệp văn hóa năm 2019.

Khuôn viên di tích đình Giang Triều xã Đại Cường

Ngay từ đầu năm, huyện Ứng Hòa đã tổ chức hội nghị quán triệt chỉ đạo công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2018 đối với các xã, đặc biệt các địa phương có lễ hội diễn ra trên trục đường chính Quốc lộ 21B, 428;  tổ chức tập huấn, hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy tại các di tích; đặc biệt tại di tích có đông người tham gia như Đền Đức Thánh Cả, xã Hồng Quang; UBND huyện chỉ đạo, xử lý vi phạm trong hoạt động tu bổ, tôn tạo di tích tại đình thôn Lương Xá, xã Liên Bạt; hoàn thiện hồ sơ phương án khắc phục sai phạm trong công tác tu bổ đình Lương Xá, đề xuất Sở Văn hóa – Thể thao chấp thuận.

Cùng với tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, Nhân dân, tăng cường quản lý Nhà nước và chỉ đạo UBND, Ban quản lý di tích các xã, thị trấn tích cực hơn trong công tác bảo vệ, tôn tạo, trông coi di tích đã  góp phần tích cực phát huy giá trị các di sản trong cộng đồng.

Quách Hương

Theo Trung tâm Thông tin Triển lãm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *