Văn hóa

Văn hóa giao thông không của riêng ai

Tại hội nghị 5 năm thực hiện tiêu chí văn hóa giao thông đường bộ, Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Trịnh Thị Thủy chia sẻ, có lần bà đi xe máy và đường khá vắng. Gặp đèn đỏ bà dừng xe, nhưng có người đi đằng sau không dừng. “Họ đi ngang qua và mắng tôi: […]

Tại hội nghị 5 năm thực hiện tiêu chí văn hóa giao thông đường bộ, Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Trịnh Thị Thủy chia sẻ, có lần bà đi xe máy và đường khá vắng. Gặp đèn đỏ bà dừng xe, nhưng có người đi đằng sau không dừng. “Họ đi ngang qua và mắng tôi: Con nhà quê, có ai đâu mà phải dừng” – bà Thủy kể.

Trong những năm gần đây, an toàn giao thông đang là vấn đề lớn được cả xã hội quan tâm. Đi khắp nẻo đường, câu “An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi nhà” như lời nhắc nhở, cũng là lời cảnh báo với những người tham gia giao thông, hãy chấp hành luật giao thông để đem lại an toàn cho chính mình, cho gia đình và cho xã hội. Nhưng tai nạn giao thông vẫn đang diễn ra từng ngày, từng giờ với những con số đau lòng.
Thực tế chứng minh, tai nạn giao thông ở TP chẳng kém ở các vùng ngoại tỉnh. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông nhưng trên hết là ý thức người tham gia giao thông còn quá kém. Đường tắc thì trèo lên vỉa hè, vượt đèn đỏ là “mốt” của một bộ giới trẻ Hà Thành. Việc đua xe vẫn hiện hữu giữa đêm khuya… Ý thức kém như vậy thì có mở đường đẹp, đèn đường giăng sáng cũng không thể giảm thiểu số lượng tai nạn giao thông. Từ lâu việc xây dựng văn hóa giao thông đã được nhiều chuyên gia xem là biện pháp quan trọng nhất nhằm kéo giảm tai nạn giao thông. Tuy nhiên, để hình thành và duy trì nếp văn hóa giao thông rất cần có sự vào cuộc của các cơ quan ban ngành, đặc biệt trước hết là người tham gia giao thông.
Năm 2013, Bộ VHTT&DL đã phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông quốc gia ban hành bộ tiêu chí văn hóa giao thông đường bộ. Qua 5 năm, ngành văn hóa thừa nhận, nhận thức và ý thức văn hóa giao thông của người dân được nâng lên, nhất là đối với thế hệ trẻ, nhưng vẫn còn tình trạng phóng nhanh, vượt ẩu, lấn làn. Văn hóa khi tham gia giao thông là một bộ phận của văn hóa nơi công cộng, là tập hợp các cách thức ứng xử, chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông, là tuân thủ của các chuẩn mực đạo đức khi tham gia giao thông. Văn hóa giao thông không là chuyện của riêng ai. Chỉ khi tất cả mọi người có ý thức văn hóa giao thông, tai nạn giao thông mới có thể giảm thiểu.

Theo Kinh tế & Đô thị

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *