Gia đình

Phát động “Sáng kiến bình đẳng giới và giáo dục cho trẻ em gái Việt Nam”

“Phụ nữ và trẻ em gái chiếm một nửa dân số thế giới, nếu không có sự hợp tác của họ thì xã hội sẽ không phát triển. Và Việt Nam là một trong những nước tiên phong trong đấu tranh quyền bình đẳng giới, đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận”.

Ngày 28/10 vừa qua, tại Hà Nội, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) tại Hà Nội phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD &ĐT) Việt Nam đã tổ chức Lễ khởi động “Sáng kiến bình đẳng giới và giáo dục cho trẻ em gái tại Việt Nam: Trao quyền cho trẻ em gái và phụ nữ vì một xã hội bình đẳng hơn”.

1373703250-binh-dang-gioi-tinh2

binhdanggioi

Bình đẳng giới là một quá trình nỗ lực mà các quốc gia trên thế giới đều hướng tới. Ở Việt Nam, đó luôn là vấn đề quan tâm đặc biệt của cả xã hội. Trong ngành giáo dục, sự bất bình đẳng thể hiện rõ ở nhiều trường học. Đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa, vùng núi, vùng dân tộc, biên giới, hải đảo…

Đó là, câu chuyện của những bé gái trong độ tuổi đi học nhưng phải nghỉ học vì nhà nghèo; những câu chuyện định kiến về giới mà hàng ngày các em bắt gặp ngay trong chính gia đình mình; là câu chuyện em muốn được là chính mình, nhưng không được ai chấp nhận…

Để thực hiện Sáng kiến này, Bộ GD&ĐT Việt Nam và UNESCO đã cùng xây dựng một bản kế hoạch hành động vì bình đẳng giới của ngành giáo dục trong giai đoạn 2016-2020, được thiết kế theo phương pháp có sự tham gia và tham vấn rộng rãi của các chuyên gia và cộng đồng. Trong đó, mục tiêu chính là tạo ra các cơ hội để nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục có chất lượng cho phụ nữ và trẻ em gái, nhất là những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn và dễ bị tổn thương, góp phần thực hiện mục tiêu toàn cầu là phát triển bền vững và bình đẳng giới.

Sáng kiến này sẽ cung cấp, hỗ trợ kỹ thuật nhằm bảo đảm bình đẳng giới trong công cuộc đổi mới chương trình dạy và sách giáo khoa của ngành giáo dục, đào tạo; bồi dưỡng các cán bộ quản lý giáo dục và các nhà hoạch định chính sách xây dựng tài liệu dạy và học mới. Bên cạnh đó, hàng triệu giáo viên, học sinh các cấp trong cả nước cũng sẽ được tiếp cận các kiến thức về giới. Sáng kiến còn hướng tới các nỗ lực phối hợp giữa phụ huynh và cộng đồng nhằm hỗ trợ nhà trường thúc đẩy môi trường thuận lợi để các em học sinh áp dụng tốt hơn những kiến thức các em đã được học tại trường vào gia đình và cộng đồng.

images589496__20151028_104832 Bà Katherine Muller-Marin, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam và bà Nguyễn Thị Nghĩa, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Việt Nam tại lễ phát động

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa, Trưởng ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ ngành giáo dục cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Do đó, lồng ghép bình đẳng giới, giáo dục cho phụ nữ và trẻ em gái trong tiến trình đổi mới giáo dục toàn diện sẽ là một ưu tiên của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bà Katherine Muller-Marin, Trưởng Đại diện Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc tại Hà Nội nhấn mạnh, bình đẳng giới là một ưu tiên toàn cầu của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc, gắn liền với các nỗ lực trong việc thúc đẩy quyền giáo dục và hỗ trợ thực hiện các mục tiêu phát triển quốc gia tại Việt Nam.

“Phụ nữ và trẻ em gái chiếm một nửa dân số thế giới, nếu không có sự hợp tác của họ thì xã hội sẽ không phát triển. Và Việt Nam là một trong những nước tiên phong trong đấu tranh quyền bình đẳng giới, đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận”.

Sáng kiến bình đẳng giới và giáo dục cho trẻ em gái tại Việt Nam có ý nghĩa quan trọng vì góp phần hỗ trợ ngành giáo dục tiếp tục thực hiện mục tiêu phát triển bền vững về giáo dục, về bình đẳng giới.

Khi thực hiện mục tiêu phát tiển bền vững đòi hỏi phải trang bị những kỹ năng, kiến thức để giải quyết hài hòa những vấn đề về xã hội, kinh tế, môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên. Do vậy việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng giáo dục.

Đánh giá cao kết quả hợp tác giữa Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc tại Hà Nội với Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, bà Katherine Muller-Marin ghi nhận nỗ lực của khu vực kinh tế tư nhân vì đã có những hỗ trợ về tài chính cho Sáng kiến, đồng thời khuyến khích các khu vực khác cùng tham gia.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội vừa công bố Nghị quyết Quy hoạch phát triển văn hóa Hà Nội đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Các thành viên của Liên hợp quốc gồm Cơ quan Liên hợp quốc về Phụ nữ (UN Women), Quỹ Dân số của Liên hợp quốc (UNFPA) và Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) cùng phối hợp với Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc hỗ trợ về kỹ thuật cho sáng kiến này./.

Hà Vân

Theo MaskOnline

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *