Di sản

Để ca trù đến gần với đời sống cộng đồng

Ngày 22/2, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã phối hợp với phường Vạn Phúc (quận Hà Đông) tổ chức liên hoan nghệ thuật ca trù Hà Nội năm 2017, tại Trung tâm Văn hóa làng Vạn Phúc.

Phần biểu diễn của ca nương nhỏ tuổi nhất Nguyễn Thục Trinh. Ảnh: kinhtedothi.vn

Liên hoan ca trù lần này không chỉ nhằm đánh giá về hoạt động chuyên môn diễn xướng của các giáo phường, các ca nương mà còn có tiêu chí đánh giá, kiểm kê lại phong trào ca trù tại các địa phương trên địa bàn Hà Nội. Liên hoan không giới hạn độ tuổi của các ca nương tham gia.
Tham gia liên hoan lần này có 120 người, trong đó có 20 ca nương ở các giáo phường thuộc 8 đơn vị quận, huyện trên địa bàn Thủ đô. Trong đó, ca nương cao tuổi nhất là nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Thị Khướu (91 tuổi), ở Chanh Thôn, xã Văn Nhân, Phú Xuyên, Hà Nội và ca nương nhỏ tuổi nhất là em Nguyễn Thục Trinh (8 tuổi) ở Lỗ Khê, Đông Anh, Hà Nội. Mỗi ca nương thể hiện 2 bài hát, trong đó có hát nói bắt buộc và hát khác tự chọn.
Kết quả Ban tổ chức đã trao 10 giải A1, 7 giải A2; 3 giải khuyến khích và 5 giải cho các ca nương kèm theo cho các nghệ nhân trống chầu; 5 giải cho kép đàn; 2 giải đặc biệt cho ca nương – nghệ dân gian Ưu tú – cao tuổi nhất Nguyễn Thị Khướu và ca nương nhỏ tuổi nhất Liên hoan Nguyễn Thục Trinh.
Liên hoan ca trù là cách để ca trù đến gần với đời sống cộng đồng, động viên các giáo phường nhân rộng đối tượng tham gia hát ca trù; gìn giữ cách thể hiện ca trù cổ kết hợp với cái mới, giữ được văn hóa của bộ môn nghệ thuật này.

PV (Tổng hợp)

Theo MaskOnline

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *