Sau 10 năm sáp nhập, văn hóa Hà Nội có sự hòa quện nhưng cũng có nhiều thay đổi, biến động và đối mặt thách thức trong công tác bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa Thủ đô – đó là nội dung được bàn thảo trong cuộc hội thảo “Văn hóa Thăng Long […]
Sau 10 năm sáp nhập, văn hóa Hà Nội có sự hòa quện nhưng cũng có nhiều thay đổi, biến động và đối mặt thách thức trong công tác bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa Thủ đô – đó là nội dung được bàn thảo trong cuộc hội thảo “Văn hóa Thăng Long – Hà Nội, sau 10 năm hợp nhất” diễn ra sáng 25/9.
Hiện diện và nhạt phai
Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội Lê Hồng Lý cho biết: Sau 10 năm hợp nhất, toàn bộ văn hóa xứ Đoài nằm trọn trong văn hóa Hà Nội, điều này làm cho văn hóa Thủ đô phong phú hơn trong tất cả các lĩnh vực như phong tục tập quán, lễ hội, làng nghề, ẩm thực. Đặc biệt hơn cả, theo NSND Trần Quốc Chiêm – Chủ tịch Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội: “Trong 10 năm qua, Hà Nội đã có thêm nhiều công trình văn hóa, nghệ thuật được đầu tư quy mô như: Bảo tàng Hà Nội, rạp Công Nhân, rạp Đại Nam, rạp Kim Đồng, Thư viện Hà Nội, Tượng đài Thánh Gióng… Đặc biệt, Phố sách Hà Nội được mở tại phố 19 tháng 12 (quận Hoàn Kiếm) và hai không gian đi bộ quanh Hồ Gươm và phố Trịnh Công Sơn (quận Tây Hồ), góp phần đáp ứng nhu cầu sáng tác nghệ thuật, học tập, trao đổi, hưởng thụ, nâng cao hiểu biết, trách nhiệm giữ gìn văn hóa truyền thống.
Tuy nhiên, trong quá trình sáp nhập, mở rộng địa giới, Hà Nội phải đối mặt với không ít thách thức. Hà Nội vốn là đất trăm nghề, những cốm Vòng, giấy sắc Nghĩa Đô, giờ không còn hiện diện nhiều. Vùng đất Hà Tây (cũ) giờ đang đứng trước nguy cơ như vậy. Nói cách khác, Hà Tây cũng là đất trăm nghề nhưng giờ chỉ còn nghề mộc là còn lốc cốc đâu đó, các làng nghề tinh hoa đang mai một, đứng trước nguy cơ biến mất. Làng sơn mài Hạ Thái chỉ còn vài ba nhà theo nghề. Chùa Thầy không còn rối nước; chèo, tuồng, hát trống quân, ca trù chỉ ở mức gắng gượng của các câu lạc bộ. Ai cũng biết phố Hàng Bài ở trung tâm Hà Nội, nhưng ngày nay không còn sản xuất những lá tổ tôm, tam cúc từ lâu. Hà Nội đang có những di sản văn hóa vật thể, phi vật thể trong quá trình cạn kiệt, nay đứng trước nguy cơ biến mất.
Để làng nghề không bị bỏ rơi
Sau 10 năm hợp nhất, văn hóa Thăng Long và văn hóa xứ Đoài là sự kết tinh tinh hoa văn hóa của nhiều vùng miền, nhưng đó cũng là 2 “màu mực” đem pha vào nhau với nhiều khả năng xảy ra. Trao đổi với phóng viên báo Kinh tế & Đô thị, ông Lê Hồng Lý cho biết: Một số làng nghề khi chịu ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, nhưng không đáp ứng được nhu cầu xã hội sẽ đứng trước nguy cơ bị mai một và biến mất. Do vậy, để bảo tồn những nét văn hóa truyền thống Hà Nội, chúng ta (cơ quan chức năng của Hà Nội và các chuyên gia hoạt động về văn hóa) trước hết phải thống kê, sưu tầm để có biện pháp bảo vệ. Bên cạnh đó, phải chỉ cho người dân địa phương hiểu những nét đẹp của văn hóa, tạo điều kiện cho họ phát triển kinh tế thông qua các hoạt động du lịch. Đối với những di sản văn hóa người dân không thể tự bảo tồn, Nhà nước cần có những khoản kinh phí tài trợ và có định hướng trong quá trình trùng tu, lưu giữ. Cần tránh những sự việc đáng tiếc làm cho những nét đặc trưng của văn hóa bị mai một như vụ việc tại đình Lương Xá (huyện Ứng Hòa) bị bê tông hóa.
Ngoài ra, theo nhà văn Nguyễn Sĩ Đại – Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội: “Về phía văn nghệ sĩ Thủ đô, họ cần phát hiện những xu hướng tiếp biến của văn hóa, cổ vũ cho những xu hướng tích cực, hiện đại, phù hợp với truyền thống dân tộc, bồi đắp những phẩm chất Hà Nội bằng các tác phẩm nghệ thuật”. Có như vậy, sự phát triển của văn hóa Thăng Long – Hà Nội, một mảnh đất vốn có bề dày ngàn năm, trăm nghề, trăm màu sắc được hợp lại mới có sự bền vững.
Tuy nhiên, trong quá trình sáp nhập, mở rộng địa giới, Hà Nội phải đối mặt với không ít thách thức. Hà Nội vốn là đất trăm nghề, những cốm Vòng, giấy sắc Nghĩa Đô, giờ không còn hiện diện nhiều. Vùng đất Hà Tây (cũ) giờ đang đứng trước nguy cơ như vậy. Nói cách khác, Hà Tây cũng là đất trăm nghề nhưng giờ chỉ còn nghề mộc là còn lốc cốc đâu đó, các làng nghề tinh hoa đang mai một, đứng trước nguy cơ biến mất. Làng sơn mài Hạ Thái chỉ còn vài ba nhà theo nghề. Chùa Thầy không còn rối nước; chèo, tuồng, hát trống quân, ca trù chỉ ở mức gắng gượng của các câu lạc bộ. Ai cũng biết phố Hàng Bài ở trung tâm Hà Nội, nhưng ngày nay không còn sản xuất những lá tổ tôm, tam cúc từ lâu. Hà Nội đang có những di sản văn hóa vật thể, phi vật thể trong quá trình cạn kiệt, nay đứng trước nguy cơ biến mất.
Để làng nghề không bị bỏ rơi
Sau 10 năm hợp nhất, văn hóa Thăng Long và văn hóa xứ Đoài là sự kết tinh tinh hoa văn hóa của nhiều vùng miền, nhưng đó cũng là 2 “màu mực” đem pha vào nhau với nhiều khả năng xảy ra. Trao đổi với phóng viên báo Kinh tế & Đô thị, ông Lê Hồng Lý cho biết: Một số làng nghề khi chịu ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, nhưng không đáp ứng được nhu cầu xã hội sẽ đứng trước nguy cơ bị mai một và biến mất. Do vậy, để bảo tồn những nét văn hóa truyền thống Hà Nội, chúng ta (cơ quan chức năng của Hà Nội và các chuyên gia hoạt động về văn hóa) trước hết phải thống kê, sưu tầm để có biện pháp bảo vệ. Bên cạnh đó, phải chỉ cho người dân địa phương hiểu những nét đẹp của văn hóa, tạo điều kiện cho họ phát triển kinh tế thông qua các hoạt động du lịch. Đối với những di sản văn hóa người dân không thể tự bảo tồn, Nhà nước cần có những khoản kinh phí tài trợ và có định hướng trong quá trình trùng tu, lưu giữ. Cần tránh những sự việc đáng tiếc làm cho những nét đặc trưng của văn hóa bị mai một như vụ việc tại đình Lương Xá (huyện Ứng Hòa) bị bê tông hóa.
Ngoài ra, theo nhà văn Nguyễn Sĩ Đại – Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội: “Về phía văn nghệ sĩ Thủ đô, họ cần phát hiện những xu hướng tiếp biến của văn hóa, cổ vũ cho những xu hướng tích cực, hiện đại, phù hợp với truyền thống dân tộc, bồi đắp những phẩm chất Hà Nội bằng các tác phẩm nghệ thuật”. Có như vậy, sự phát triển của văn hóa Thăng Long – Hà Nội, một mảnh đất vốn có bề dày ngàn năm, trăm nghề, trăm màu sắc được hợp lại mới có sự bền vững.
Theo Kinh tế & Đô thị