Thể thao quần chúng

Hà Nội chính thức đăng cai tổ chức Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VIII năm 2018

Đó là mục tiêu được đặt ra trong Kế hoạch số 222/KH-UBND của UBND thành phố Hà Nội ban hành ngày 7/12/2016 về việc đăng cai tổ chức Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VIII năm 2018.

Theo đó, kế hoạch nhằm tổ chức tốt Lễ khai mạc, bế mạc, các môn thi đấu trong chương trình Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VIII; Xây dựng lực lượng VĐV thành phố Hà Nội đạt chất lượng cao tham gia đầy đủ 31 nội dung trong chương trình Đại hội (dự tính từ 900-1.000 VĐV); Củng cố vững chắc vị trí dẫn đầu toàn đoàn tại Đại hội của Thủ đô Hà Nội; Xây dựng lực lượng HLV giỏi về chuyên môn, vững vàng về bản lĩnh chính trị, sẵn sàng làm nhiệm vụ huấn luyện tại các đội tuyển thành phố và quốc gia; Tăng cường tối đa việc huy động nguồn vốn xã hội hóa, tài trợ để tổ chức Đại hội.

dhtdtt-2002-tai-hn
Năm 2002, Đại hội TDTT toàn quốc lần IV tổ chức tại Thủ đô, Hà Nội xếp nhất toàn đoàn

Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về cơ sở lưu trú phục vụ các đoàn thi đấu, tổ chức các hoạt động du lịch phát huy giá trị du lịch văn hóa, quảng bá hình ảnh của Thành phố; cải tạo, nâng cấp hạ tầng, chỉnh trang đô thị, tuyên truyền, vận động nhân dân Thủ đô thực hiện nếp sống văn minh, xây dựng hình ảnh địa phương đăng cai Đại hội là điểm đến hấp dẫn, an toàn và thân thiện; Rà soát lại các địa điểm dự kiến sẽ tổ chức các môn thể thao theo Đề án của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Các cơ sở do UBND thành phố Hà Nội quản lý). Trên cơ sở thực tế, đề xuất các phương án cải tạo, nâng cấp các địa điểm để có đủ tiêu chuẩn tổ chức thi đấu.

Theo Đề án do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng 24 cơ sở TDTT thuộc UBND thành phố Hà Nội quản lý được sử dụng làm nơi thi đấu và 1 cơ sở được sử dụng làm nơi tập luyện (Bể bơi thuộc Trung tâm Đào tạo VĐV Mỹ Đình). Trên cơ sở đăng cai tối đa các môn thi đấu của Đại hội, đề xuất báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Để tham gia đầy đủ 31 nội dung thi đấu trong chương trình của Đại hội, thành phố Hà Nội cần có lực lượng VĐV khoảng: 900 – 1000 VĐV; Tổ chức các đợt tập huấn (cả trong nước và Quốc tế) cho các đội tuyển thể thao của Hà Nội.

UBND thành phố giao Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan đề xuất, báo cáo UBND Thành phố thành lập Ban chỉ đạo, Ban tổ chức Đại hội Thành phố, Ban Vận động xã hội hóa, tài trợ. Sở Văn hóa và Thể thao là đơn vị thường trực, chịu trách nhiệm phối hợp các đơn vị liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch, tổng hợp báo cáo Thành ủy, UBND theo định kỳ; Xây dựng các Đề án liên quan đến việc thực hiện kế hoạch trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt; Lập dự toán kinh phí cho công tác tổ chức Đại hội TDTT Thủ đô lần thứ IX năm 2017 và Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VIII năm 2018.

UBND các quận, huyện, thị xã có địa điểm tổ chức thi đấu huy động nguồn vốn xã hội hóa trên địa bàn, chủ động bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương bảo trì, cải tạo sửa chữa cơ sở vật chất phục vụ Đại hội và tổ chức Đại hội cấp huyện. Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện môn thi đấu đăng cai thành công, hiệu quả, tiết kiệm; Cử thành viên tham gia Ban vận động xã hội hóa, tài trợ phục vụ Đại hội.

HĐND thành phố Hà Nội thông qua quy định mức thưởng thể thao thành tích cao

Thêm một tin vui cho thể thao Thủ đô, trong khuôn khổ kỳ họp thứ ba, HĐND thành phố Hà Nội khóa XV đã thông qua quy định mức thưởng đối với HLV, VĐV thể thao đạt thành tích cao trong các giải thi đấu quốc tế, khu vực, quốc gia của thành phố ngoài mức Trung ương đã thưởng.

anh-box-bai-chinh

Quy định đã đề cập đến mức khen thưởng cho VĐV ở mọi hệ thống, loại hình giải đấu với mức khá cao so với trước đây như: HCV Olympic 192 triệu đồng và  VĐV phá kỷ lục được cộng thêm 72 triệu đồng vào mức thưởng; HCV thế giới 102 triệu đồng; HCV Asiad 84 triệu đồng; HCV SEA Games 54 triệu đồng… Mức thưởng dành cho HLV môn thể thao thi đấu cá nhân được tính bằng 50% mức thưởng đối với vận động viên đạt giải tương ứng…

Nguồn kinh phí để thực hiện các mức thưởng VĐV, HLV thể thao đạt thành tích cao tại các giải thi đấu quốc tế, khu vực, quốc gia của Thành phố được bố trí trong dự toán chi sự nghiệp thể dục thể thao giao Sở Văn hóa và Thể thao hàng năm.

Quy định này bên cạnh ý nghĩa vật chất, còn khẳng định vị thế của thể thao Thủ đô đứng đầu quốc gia, đóng góp quan trọng vào thành tích của thể thao Việt Nam trên đấu trường quốc tế và đặc biệt để thu hút đội ngũ HLV, lực lượng VĐV tài năng tiếp tục cống hiến mang vinh quang về cho thể thao Thủ đô.

Theo Thể thao ngày nay

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *