Câu hỏi:
Báo Nông thôn Ngày nay (Báo điện tử Dân Việt)
Phóng viên: Triệu Quang
Kính gửi ông Tô Văn Động – Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội về việc Hà Nội quy định cán bộ không tổ chức cưới ở khách sạn 5 sao. Theo tôi được biệt, thực ra chỉ thị 11 này đưa ra vào năm 2012, quy định không tổ chức cưới hỏi ở khách sạn 5 sao, tiệc cưới không quá 300 người, hai họ không quá 600 người… Thành phố vừa có văn bản đốc thúc việc thực hiện chỉ thị.
Câu hỏi:
1. Vì sao lại phải có văn bản đốc thúc? Sau 6 năm thực hiện chỉ thị kết quả ra sao? Có bao nhiêu trường hợp tổ chức ở khách sạn? Đã xử lý được trường hợp nào chưa?
2. Cán bộ công chức ở đây là cấp nào? Chế tài xử lý cho những trường hợp vi phạm ra sao? Có đưa việc thực hiện quy định vào bình xét thi đua, bổ nhiệm cán bộ của thành phố?
3. Nếu thời gian vừa qua chưa, hoặc ít xử lý được cán bộ vi phạm thì thời gian tới thành phố sẽ có thêm những chế tài nào giám sát thực hiện…?
4. Nhiều người đánh giá chỉ thị như vậy là vô lý. Ví dụ, chồng làm công chức nhưng vợ kinh doanh bên ngoài, người ta có tiền thì tổ chức đâu chả được. Miễn là minh bạch nguồn thu nhập. Cán bộ tốt hay ko là thể hiện ở những điểm khác, sao lại lấy những quy định này ra làm thước đo?
Kính thưa Phóng viên Triệu Quang!
- Vì sao UBND thành phố Hà Nội có văn bản tiếp tục chỉ đạo thực hiện Chỉ thị 11 của Thành ủy?
Chỉ thị 11 của Ban thường vụ Thành ủy Hà Nội về tiếp tục thực hiện việc cưới theo nếp sống văn minh được ban hành năm 2012đã đem lại những chuyển biến tích cực. Trước thời điểm ban hành Chỉ thị 11, việc thực hiện tổ chức cưới hỏi trong nhân dânnói chung,củabản thân, con cái của một số cán bộ, đảng viên các cấp chưa thực sự gương mẫu, vẫn tổ chức ăn uống linh đình, phô trương, lãng phí gây bức xúc trong dư luận…
Chỉ thị 11 được ban hành và triển khai thực hiện đã tạo bước chuyển biến tích cựctới đông đảo quần chúng nhân dân thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới. Nhiều địa phương từ chỗ đám cưới 2-3 ngày, nay giảm xuống 1 ngày; số lượng cỗ bàn cũng giảm đáng kể,các thủ tục trong lễ cưới cũng giản tiện, đăng ký kết hôn thực hiện đúng quy định…Nhiều địa phương tổ chức mô hình cưới tập thể, hầu hết các đám cưới không sử dụng thuốc lá mời khách, không lạm dụng rượu, bia, nhiều cặp đôi đã có những hành động cụ thể, thiết thực có ý nghĩa nhân văn trong ngày lễ trọng đại của mình như: trồng cây lưu niệm, hướng về cội nguồn…dành một phần tiền mừng cưới để làm công tác từ thiện, quỹ khuyến học…Đám cưới được tổ chức trang trọng, phù hợp với truyền thống văn hóa địa phương;cán bộ, công chức không đi ăn cưới trong giờ hành chính, không sử dụng xe công đi ăn cưới, công tác vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm cơ bản được đảm bảo.
Tuy nhiên, tại hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 11 của Ban Thường vụ Thành ủy đã đánh giá và chỉ ra những hạn chế tồn tại cần phải khắc phục như: Nhận thức và sự vào cuộc của mộtsố cấp ủy, chính quyền có lúc, có nơi chưa thật sâu sắc, đầy đủ và trách nhiệm.Một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân còn né tránh; công tác phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể chưa thường xuyên; công tác tuyên truyền còn hình thức; việc vận động người dân, nhất là ở những vùng nông thôn gặp khó khăn; các hình thức tổ chức đám cưới tiệc trà, tiệc ngọt, tổ chức cưới tập thể vẫn chỉ mang tính thí điểm, chưa phải là thường xuyên, liên tục; chưa có chế tài đủ mạnh để xử lý kịp thời những vi phạm; động viên, khen thưởng những cá nhân, tổ chức làm tốt… Riêng Quận ủy Hà Đông đã xử lý 20 cán bộ, đảng viên vi phạm Chỉ thị như đã nêu trong báo cáo sơ kết.
Từ những kết quả và những tồn tại hạn chế đã được nhận định như trên để tiếp tục phát huy tốt những việc làm được; khắc phục, những hạn chế tồn tại, đồng thời tiếp thu, triển khai nghiêm túc Chỉ thị số 05 của Thủ tướng Chính phủ ngày 09/2/2018 về đẩy mạnh việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang. UBND thành phố đã ban hành văn bản nhằm tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị 11 của Ban Thường vụ Thành ủy.
- Chế tài xử lý cho những trường hợp vi phạm? Có đưa vào việc bình xét thi đua, bổ nhiệm cán bộ của Thành phố ?
Chỉ thị 11 của Thành ủy được áp dụng cho cán bộ, đảng viên từ Thành phố, quận, huyệnđến các xã, phường, thị trấn.Về chế tài xử lý, Chỉ thị đã nêu rõ: “phê phán những biểu hiện phô trương, tốn kém, trái với thuần phong mỹ tục cũng như việc lợi dụng tổ chức cưới hỏi để trục lợi”.
Việc tổ chức cưới theo nếp sống văn minh được Thành phố triển khai gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về Đẩy mạnh và học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, với việc bình xét thi đua, khen thưởng, đề bạt, bổ nhiệm: Cụ thể trong việc công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa, làng Văn hóa, Tổ dân Phố Văn hóa, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa; Phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị; hầu hết địa phương đưa tiêu chí cưới văn minh vào hệ thống quy ước làng, thôn, tổ dân phố. Các cơ quan, đơn vị khi đánh giá cán bộ, công chức làm công tác quy hoạch, bổ nhiệm thì tiêu chí thực hiện Chương trình 07-CTr/TU ngày 26/4/2016 của Thành ủy về “Nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí giai đoạn 2016- 2020”, nếp sống văn minh trong việc cưới của bản thân cán bộ, gia đình cũng được xem xét. Trong đánh giá cán bộ, công chức hàng năm đều có việc đánh giá về việc chấp hành chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước, lối sống của cán bộ, công chức, uy tín trong nhân dân và lấy ý kiến sinh hoạt Đảng tại nơi cư trú…
- Thời gian tới Thành phố có thêm biện pháp nào để giám sát, xử lý cán bộ, đảng viên sai phạm nhằm thực hiện tốt Chỉ thị?
Như đã nói ở trên, ngoài những kết quả đạt được sau 05 năm thực hiện Chỉ thị vẫn còn tồn tại những hạn chế mà trong đó có nguyên nhân là chế tài xử lý chưa đủ mạnh. Thời gian tới, để đảm bảo việc thực hiện nghiêm túc Chỉ thị của Thành ủy nói riêng, của Bộ chính trị, Thủ tướng Chính phủ nói chung trong thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới. Sở Văn hóa và Thể thao sẽ phối hợp với các cơ quan chuyên môn tham mưu cho Thành ủy, UBND Thành phố tăng cường chỉ đạo công tác tuyên truyền, vận động thực hiện, đồng thời đưa ra những chế tài phù hợp nhằm tổ chức kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm, cụ thể: Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu.Thực hiện nghiêm túc việc đánh giá cán bộ, công chức, đảng viên khi quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ trong các cơ quan, đơn vị, coi đây là tiêu chí quan trọng của việc chấp hành chủ trương đường lối của Đảng.Tăng cường vai trò giám sát của của Ban chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” các cấp.Nâng cao vai trò giám sát của nhân dân, của cán bộ công chức giám sát lẫn nhau, đặc biệt là vai trò của các cơ quan truyền thông phản ánh các sai phạm của cán bộ, công chức trong tổ chức tiệc cưới.
- Một số ý kiến cho rằng, cán bộ tốt hay không thể hiện ở năng lực làm việc, sao lại lấy những quy định này làm thước đo?
Việc ban hành Chỉ thị về thực hiện việc cưới theo nếp sống văn minh của Thành ủy Hà Nội đã nhận được sự đồng thuận, nhất trí và đánh giá cao trong dư luận quần chúng nhân dân, được các cấp ủy, chính quyền từ Thành phố đến cơ sở triển khai thực hiện một cách nghiêm túc, kếtquả đã được Thành ủy đánh giá tổng kết tại Hội nghị sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị. Cán bộ, đảng viên ngoài năng lực chuyên môn tốt, còn phải phải rèn luyện về tác phong, lối sống, tư tưởng, đạo đức, không xa hoa, lãng phí. Việc cán bộ, đảng viên thực hiện nghiêm Chỉ thị 11 của Thành ủy cũng góp phần vào thự hiện Chương trình 07-CTr/TU ngày 26/4/2016 của Thành ủy về “Nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí giai đoạn 2016- 2020” chống tham nhũng, tiêu cực, lợi dụng tiệc cưới để trục lợi.
Cán bộ, đảng viên ngoài việc thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này còn có trách nhiệm vận động gia đình, người thân và nhân dân cùng thực hiện nhằm xây dựng nếp sống văn hóa mới, góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh./.