Sáng 19/9, tại Bảo tàng Hà Nội, UBND Thành phố Hà Nội phối hợp với Trung ương Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa Thủ đô Hà Nội”. Tới dự có các đồng chí: Phạm Quang […]
Sáng 19/9, tại Bảo tàng Hà Nội, UBND Thành phố Hà Nội phối hợp với Trung ương Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa Thủ đô Hà Nội”. Tới dự có các đồng chí: Phạm Quang Nghị, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội; Đặng Thị Bích Liên, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; Nguyễn Văn Phong, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy; Ngô Văn Quý, Phó Chủ tịch UBND Thành phố cùng các chuyên gia và nhà khoa học.
Phó Chủ tịch Ngô Văn Quý phát biểu khai mạc hội thảo
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Ngô Văn Quý khẳng định: Thành phố Hà Nội hiện đang dẫn đầu các tỉnh, thành phố về số lượng các di tích lịch sử, cũng như số lượng các di tích văn hóa là di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia. Trên nửa thế kỷ bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn, Thành phố đã đạt được những kết quả đáng kể trên các lĩnh vực nghiên cứu, lập hồ sơ xếp hạng di tích, bảo tồn tôn tạo, phát huy giá trị di tích. Đồng thời, khơi dậy những tiềm năng ẩn chứa trong các di tích, phục vụ có hiệu quả công tác giáo dục kiến thức lịch sử, giáo dục, bồi dưỡng nhân cách, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Qua đó, tạo cơ sở cho sự phát triển bền vững của một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Hà Nội là du lịch…
Phó Chủ tịch Ngô Văn Quý nhấn mạnh, bên cạnh những kết quả đã đạt được, sự nghiệp bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa nói riêng, di sản văn hóa nói chung vì sự nghiệp phát triển bền vững của Thủ đô, Hà Nội cũng đã bộc lộ những khó khăn trong công tác quản lý. Do đó, Hội thảo này để khẳng định di sản văn hóa là một trong những nguồn lực nền tảng cho việc phát triển và xây dựng kinh tế, xã hội của toàn Thành phố, cũng như khắc phục kịp thời những hạn chế trong sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa.
Toàn cảnh hội thảo
Thông qua Hội thảo, lãnh đạo Thành phố hy vọng, các nhà khoa học, chuyên gia sẽ nghiên cứu, phân tích, làm rõ những nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn đến những yếu kém, hạn chế trong công tác bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị gi tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn Thủ đô. Ngoài ra, gợi mở những nhóm giải pháp nhằm đảm bảo cho sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa Hà Nội bền vững, xứng đáng là Thành phố anh hùng, Thành phố di sản văn hóa…
Theo Cổng GTĐT TP
Tại Hội thảo, đại biểu đã được nghe nhiều tham luận của các nhà quản lý, chuyên gia và các nhà khoa học. Trong đó, nhiều tham luận đã thẳng thắn đề cập đến những vấn đề đang được quan tâm trong thời gian qua. Cụ thể, các tham luận được chia ra làm 3 nhóm: Những vấn đề chung với tham luận “Bảo vệ và phát huy giá trị kho tàng di sản văn hóa đặc sắc của Thủ đô Hà Nội” của GS.TS Trương Quốc Bình, Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia; nhóm lĩnh vực giá trị tiềm năng của di tích lịch sử – văn hóa Hà Nội với tham luận “Giá trị quy hoạch và kiến trúc đô thị khu phố Pháp ở Hà Nội” của GS.TS.KTS Nguyễn Quốc Thông, Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam; và nhóm vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di dích lịch sử – văn hóa Hà Nội với tham luận “Bảo tồn, phát huy giá trị và bài học kinh nghiệm từ di tích quốc gia Làng cổ Đường Lâm” của ông Nguyễn Huy Khánh, Phó Chủ tịch UBND Thị xã Sơn Tây…