Văn hóa cơ sở

Huyện Thường Tín gắn biển công trình Nhà truyền thống và Thư viện huyện

Nhà truyền thống Thư viện huyện Thường Tín cao 3 tầng, rộng hơn 1.300 m2 với tổng diện tích sàn khoảng 3.700 m2 bao gồm các phòng chức năng, khu trưng bày, hội trường…Đây là địa chỉ để người dân và du khách đến tìm hiểu về văn hóa, truyền thống, làng nghề, cũng như nâng cao kiến thức, đời sống.

Ngày 12/10, UBND huyện Thường Tín tổ chức gắn biển công trình Nhà truyền thống và Thư viện huyện chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024).

Nhà truyền thống Thư viện huyện Thường Tín nằm trong khu Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện được đầu tư xây dựng từ tháng 8/2023 có tổng mức đầu tư xây dựng hơn 40 tỷ đồng.

Nhà truyền thống và Thư viện huyện Thường Tín

Ảnh: Cổng TTĐT huyện Thường Tín

Nhà truyền thống và Thư viện huyện Thường Tín cao 3 tầng, rộng hơn 1.300 m2 với tổng diện tích sàn khoảng 3.700 m2 bao gồm các phòng chức năng, khu trưng bày, hội trường… và các hạng mục sân, cổng, hệ thống phòng cháy chữa cháy, tường rào.

Các đại biểu thực hiện nghi thức gắn biển công trình

Ảnh: Cổng TTĐT huyện Thường Tín

Phát biểu tại Lễ gắn biển công trình, đồng chí Nguyễn Tiến Minh- Bí thư Huyện ủy Thường Tín đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng của các đơn vị, cá nhân, doanh nghiệp đã xã hội hóa đóng góp vật chất, công sức nên chỉ trong thời gian ngắn đã huy động được nhiều hiện vật có giá trị mang ý nghĩa văn hóa và lịch sử tượng trưng cho sự phát triển của địa phương. Đồng chí đề nghị các cơ quan, đơn vị, cán bộ, doanh nghiệp cũng như người dân và các cơ sở sản xuất sản phẩm làng nghề truyền thống trên địa bàn tiếp tục huy động nguồn lực xã hội hóa để trang bị cho các phòng trưng bày. Việc đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm hiện vật, sách báo và các sản phẩm làng nghề có giá trị văn hóa, kinh tế, lịch sử để bài trí, lưu giữ tại các phòng trưng bày, thư viện của nhà truyền thống nhằm để bảo quản giá trị lịch sử và cũng là để giới thiệu cho du khách thập phương biết đến sản phẩm làng nghề nổi tiếng mỗi khi đến Thường Tín.

Qua đó, đến nay một số phòng trưng bày đã kêu gọi xã hội hóa từ doanh nghiệp, người dân cũng như các cơ sở sản xuất với khoảng 350 bức tranh ảnh, hàng nghìn đầu sách báo, hoành phi câu đối, cùng nhiều hiện vật sản phẩm của làng nghề truyền thống có giá trị lịch sử đang từng bước tạo ra không gian sống động của Nhà truyền thống thư viện.

Các đại biểu tham quan Nhà truyền thống và Thư viện huyện

Ảnh: Cổng TTĐT huyện Thường Tín

Tại Lễ khánh thành, Nhà văn Diệu Ân (con gái của Nhà báo tiền bối, nhà cách mạng lão thành cách mạng Nguyễn Bá Khoản (1917-2013) ở xã Nghiêm Xuyên ) đã trao tặng một số cuốn sách quý cho Thư viện huyện Thường Tín.

Phú Bình

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *