Văn hóa cơ sở

Huyện Thường Tín huy động và đầu tư các nguồn lực trong phát triển văn hóa, công nghiệp văn hóa  

HĐND huyện ban hành nghị quyết hằng năm dành 1% chi ngân sách cho đầu tư tu bổ di tích. Theo đó, giai đoạn 2021-2025 đã và đang tu bổ tôn tạo 59 di tích văn hóa lịch sử với tổng kinh phí dự kiến 740 tỷ đồng…

Thực hiện Chương trình số 06 CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025”; Nghị quyết 09-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn tới năm 2045”,  huyện Thường Tín có nhiều điểm mới trong đầu tư, phát triển công trình, nhà văn hóa, phát triển hạ tầng xã hội; kêu gọi nguồn lực xã hội hóa cho một số công trình văn hóa trọng điểm, tạo đồng thuận, dư luận tốt trong Nhân dân. HĐND huyện ban hành nghị quyết hằng năm dành 1% chi ngân sách cho đầu tư tu bổ di tích. Theo đó, giai đoạn 2021-2025 đã và đang tu bổ tôn tạo 59 di tích văn hóa lịch sử với tổng kinh phí dự kiến 740 tỷ đồng.

Các đại biểu nhấn nút khởi công Dự án Khu lưu niệm Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi.

Phối cảnh Khu lưu niệm Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi

Huyện đã triển khai hiệu quả việc huy động và đầu tư các nguồn lực trong phát triển văn hóa, công nghiệp văn hóa. Tiêu biểu như: Dự án xây dựng Văn Từ Thượng Phúc (xã Văn Bình) với tổng kinh phí trên 50 tỷ đồng hoàn toàn từ nguồn xã hội hóa; Dự án “Xây dựng Khu lưu niệm Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi, xã Nhị Khê, huyện Thường Tín” đang thực hiện trên diện tích 2,7ha với tổng mức đầu tư ban đầu là 193 tỷ đồng (Được khởi công vào tháng 11/2022, đến nay tiến độ của dự án đạt khoảng 60% khối lượng). Dự án xây dựng vườn hoa Nguyễn Du tại thị trấn Thường Tín với diện tích khoảng 1,5ha; các vườn hoa tại các xã; chỉnh trang xây dựng các cửa ngõ vào huyện.

Nhiều di tích được bảo tồn, tu bổ đảm bảo các yêu cầu về khoa học, tính nguyên gốc và phát huy tốt giá trị, phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của Nhân dân, đồng thời khai thác có hiệu quả cho phát triển du lịch như: Nhà bia Nguyễn Ý, chùa Vân La (xã Hồng Vân), khu lăng đá Quận Vân (xã Vân Tảo); nhà thờ Nguyễn Trãi (xã Nhị Khê), đền Quán Thánh (xã Thống Nhất); đình làng Mui (xã Tô Hiệu); chùa Đậu (xã Nguyễn Trãi)…

 

Lăng đá Quận Vân được chính quyền và Nhân dân tu bổ, tôn tạo

Các xã, thị trấn chủ động huy động từ nguồn xã hội hóa hàng trăm tỷ đồng để tu bổ, tôn tạo các di tích; tiêu biểu như: Đình Triều Đông (xã Tân Minh), chùa Nỏ Bạn (xã Vân Tảo); chùa Thượng Cung (xã Tiền Phong)…

Huyện đang xây dựng thương hiệu “Đất danh hương, đất trăm nghề” với việc chọn nhóm các vấn đề lớn để triển khai đầu tư; ưu tiên chọn các dự án di tích đặc trưng, đặc sắc để đầu tư trùng tu, tôn tạo; đồng thời ưu tiên phát triển dịch vụ văn hóa, phát triển loại hình nghệ thuật…

Các địa phương, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng trong huyện cũng rất tích cực huy động các nguồn xã hội hóa, phát tâm công đức và Nhân dân đóng góp hàng vạn ngày công lao động cho công tác tu bổ, tôn tạo tại các di tích.

Trong thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục quan tâm huy động và đầu tư các nguồn lực trong phát triển văn hóa, công nghiệp văn hóa; đẩy mạnh tuyên truyền về phát triển văn hóa bền vững; tạo sự thụ hưởng thiết thực đến từng người dân; khai thác, phát huy thế mạnh nhiều di tích lịch sử văn hóa, làng nghề để thúc đẩy phát triển kinh tế, du lịch.

Thanh Bình

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *