Đây là một trong những chỉ tiêu cụ thể được Hà Nội đặt ra tại Kế hoạch số 129/KH-UBND về triển khai chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 trên địa bàn Thành phố.
Theo đó, Kế hoạch đã đặt ra các nhóm chỉ tiêu cơ bản là: Nhóm chỉ tiêu xây dựng đời sống văn hóa cơ sở; nhóm chỉ tiêu bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa; nhóm chỉ tiêu về văn hóa nghệ thuật; nhóm chỉ tiêu về công nghiệp văn hóa. Trong đó:
Nhóm chỉ tiêu xây dựng đời sống văn hoá cơ sở được với các chỉ tiêu cụ thể gồm:
Giai đoạn đến năm 2025: Tỷ lệ công nhận danh hiêu Gia đình văn hóa : 86-88%. Tỷ lệ công nhận danh hiệu Làng văn hoá; 65%; Tỷ lệ tổ dân phố được công nhận danh hiệu Tổ dân phố văn hoá: 75; Tỷ lệ thôn, làng có nhà văn hoá: 100%. 70-73% các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được công nhận đạt chuẩn văn hoá. 100% các quận, huyện, thị xã có Trung tâm Văn hoá Thể thao cấp huyện; 100% thôn, làng, tổ dân phố văn hoá hoặc điểm sinh hoạt cộng đồng.
Giai đoạn đến năm 2030: Tỷ lệ công nhận danh hiệu Gia đình Văn hoá: 89-90%; Tỷ lệ thôn, làng được công nhận danh hiệu Làng văn hoá: 70%; Tỷ lệ tổ dân phố được công nhận danh hiệu Tổ dân phố văn hoá: 80%. 100% các quận, huyện, thị xã có Trung tâm Văn hoá Thể thao cấp huyện. 100% thôn, làng, tổ dân phố có nhà văn hoá đáp ứng tiêu chí theo quy định. 75% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được công nhận đạt chuẩn văn hoá. Phấn đấu 100% khu công nghiệp có nhà văn hoá hoặc điểm sinh hoạt văn hoá phục vụ công nhân, người lao động.
Nhóm các chỉ tiêu bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá, đến năm 2025, Hà Nội phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu:
Trên 95% di tích xếp hạng quốc gia đặc biệt, khoảng 70% di tích xếp hạng quốc gia được tu bổ, tôn tạo. Hoàn thành các chỉ tiêu được phê duyệt tại nghị quyết số 11/NQ-HĐND ngày 13/7/2012 của HĐND Thành phố về Quy hoạch phát triển văn hoá Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội; Hàng năm, có khoảng 20% di tích cấp Thành phố xuống cấp được tu bổ, tôn tạo bằng người bằng nguồn ngân sách và xã hội hoá. Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 20/9/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội về Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 của Thành phố. Trong đó nêu rõ: Tập trung đầu tư các công trình thiết chế văn hoá, di tích lịch sử (nhất là Hoàng Thành Thăng Long, Điện Kính Thiên, Cổ Loa, Đền thờ Ngô Quyền) giai đoạn 2021-2025. Số di dản được lập hồ sơ khoa học đưa vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia: 15. Số Di tích xếp hạng và nâng cấp xếp hạng: Di tích Quốc gia đặc biệt: 03; Di tích cấp Quốc gia: 12; Di tích cấp Thành phố: 100.
Nhóm chỉ tiêu về văn hoá nghệ thuật gồm: Số vở diễn được dàn dựng mới và biểu diễn hàng năm: trên 18 vở. Số buổi biểu diễn chuyên nghiệp hàng năm: trên 3000 buổi. Số phim tài liệu, tư liệu… được sản xuất hàng năm: trên 10 phim.
Với nhóm chỉ tiêu về công nghiệp văn hoá, giai đoạn đến năm 2025: Thành phố đặt mục tiêu ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô trở thành ngành kinh tế quan trọng, tạo động lực mới thúc đẩy phát triển kinh tế văn hóa xã hội; cải thiện hạ tầng tương đối đồng bộ, hiện đại; hoàn thiện thể chế và sẵn sàng cho phát triển công nghiệp văn hóa có tính chuyên nghiệp; sản phẩm công nghiệp văn hóa có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, đậm bản sắc văn hoá Hà Nội, cạnh tranh được với các nước trong khu vực; giữ vững và phát triển thương hiệu thành phố sáng tạo. Phấn đấu đóng góp khoảng 5% GRDP của Thành phố.
Giai đoạn đến năm 2030: Ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô cơ bản trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác. Hà Nội trong top các thành phố có ngành công nghiệp văn hóa phát triển hàng đầu và là thành phố sáng tạo có sức ảnh hưởng ở khu vực Đông Nam Á. Phấn đấu đóng góp khoảng 8% GRDP của Thành phố. Phấn đấu tăng mức đầu tư cho văn hóa tối thiểu 2% tổng chi ngân sách hàng năm…
Việt Thanh