Phát biểu tại Lễ phát động, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhìn nhận: “Mặc dù đã triển khai rất nhiều biện pháp phòng chống đuối nước nhưng số người tử vong do đuối nước còn rất cao, đặc biệt đau xót khi vẫn còn hơn 2.000 trẻ em tử vong hàng năm do đuối nước”.
Sáng 19/5, tại Trung tâm Văn hóa -Thông tin và Thể thao quận Long Biên, Hà Nội đã diễn ra Lễ phát động toàn dân tập luyện môn năm 2019.
Dự buổi lễ có sự hiện diện của đồng chí Vũ Đức Đam – Ủy viên TW Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; đồng chí Nguyễn Ngọc Thiện – Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; đồng chí Nguyễn Văn Tuyết Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội; đồng chí Phùng Xuân Nhạ – Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT; Nguyễn Văn Tùng – Phó Chủ Nhiệm văn phòng Chính Phủ; đồng chí Lê Khánh Hải – Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Nguyễn Xuân Đỉnh – Phó Chủ tịch Trung ương hội Nhân dân Việt Nam; đồng chí Ngô Văn Quý – Phó Chủ tịch UBND Thành phố,… cùng nhiều lãnh đạo cơ quan ban, ngành và gần 3.000 phụ huynh, học sinh.
Dự buổi lễ có sự hiện diện của đồng chí Vũ Đức Đam – Ủy viên TW Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; đồng chí Nguyễn Ngọc Thiện – Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; đồng chí Nguyễn Văn Tuyết – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội; đồng chí Phùng Xuân Nhạ – Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ GDĐT; đồng chí Nguyễn Văn Tùng – Phó Chủ Nhiệm văn phòng Chính Phủ; đồng chí Lê Khánh Hải – Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; đồng chí Nguyễn Xuân Đỉnh – Phó Chủ tịch Trung ương hội Nhân dân Việt Nam; đồng chí Ngô Văn Quý – Phó Chủ tịch UBND Thành phố,… cùng nhiều lãnh đạo cơ quan ban, ngành và gần 3.000 phụ huynh, học sinh.
Thời gian qua, tình trạng trẻ em biết bơi giỏi vẫn đuối nước và tình trạng trẻ em bị đuối nước tập thể do không biết cách phòng tránh, không biết cách cứu đuối vẫn xảy ra ở nhiều địa phương. Vì vậy, để giảm thiểu tình trạng trẻ em bị đuối nước thì việc phổ cập bơi và các kiến thức, kỹ năng phòng, chống đuối nước cho trẻ em là giải pháp hết sức cấp thiết. Đây là trách nhiệm của các cấp, các ngành, gia đình, nhà trường và toàn xã hội.
Trong những năm qua, Bộ VHTTDL đã phối hợp với các Bộ, ngành, đoàn thể liên quan chỉ đạo, hướng dẫn các tỉnh/thành trong cả nước xây dựng kế hoạch triển khai Chương trình bơi an toàn, phòng chống đuối nước trẻ em trên địa bàn. Tính đến nay, 100% các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương, 80% quận, huyện, thành phố, thị xã có kế hoạch, văn bản chỉ đạo, triển khai Chương trình bơi an toàn, phòng chống đuối nước trẻ em và Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích, đuối nước trẻ em.
Trong hai năm 2017 và 2018, ngành VHTTDL đã phối hợp tổ chức được hơn 60.000 buổi phổ biến, tuyên truyền, phát hành 160.000 tài liệu, gần 10.000 tin bài, phóng sự tuyên truyền về công tác phòng, chống đuối nước trẻ em; phối hợp tổ chức gần 2.000 lớp tập huấn cho gần 50.000 hướng dẫn viên dạy bơi và nhân viên cứu hộ đuối nước của các xã, phường, trường học, các đơn vị tổ chức hoạt động bơi lặn, khu vui chơi giải trí dưới nước; tổ chức gần 37.000 lớp dạy bơi cho trên 3.700.000 trẻ em, trong đó số trẻ em biết bơi sau khi tham dự các lớp học bơi là 2.200.000 em; số trẻ em được học kiến thức, kỹ năng an toàn trong môi trường nước là 5.200.000 em.
Đến nay, mô hình “Trẻ em toàn xã biết bơi” đã được triển khai tại 701 xã, phường, thị trấn; mô hình “Học sinh toàn trường biết bơi” đã được triển khai tại 753 trường học. Đến hết năm 2018, tỷ lệ trẻ em học bơi và biết bơi tăng lên khoảng 35%, tỷ lệ trẻ em tử vong do đuối nước năm 2017 và 2018 giảm rõ rệt từ con số khoảng trên 3000 người mỗi năm đã giảm dần xuống dưới 2000 người trong năm 2017 và tiếp tục giảm trong năm 2018.
Phát động phong trào toàn dân tập luyện môn năm 2019, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện kêu gọi các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân chung tay đóng góp nhân lực, vật lực đầu tư cơ sở vật chất, bể bơi để toàn dân có điều kiện học bơi. Qua đây, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cũng gọi nhân dân cả nước tích cực tập luyện thể dục thể thao nói chung và tập luyện môn bơi để góp nâng cao sức khỏe, tầm vóc, thể lực, phòng, chống bệnh tật, giảm thiểu tai nạn đuối nước cho trẻ em và cộng đồng.
Cũng tại buổi lễ phát động, thay mặt TP Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc, các sở, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị – xã hội từ Thành phố đến cơ sở; UBND các quận, huyện cùng toàn thể tầng lớp Nhân dân chủ động, ưu tiên thực hiện tổ chức phát động phong trào trẻ em học bơi, phòng, chống tai nạn đuối nước tại tất cả các loại hình bể bơi hiện có trên địa bàn trong dịp hè năm 2019 và các năm tiếp theo.
Tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ Chương trình bơi an toàn, phòng, chống đuối nước, kỹ năng an toàn trong môi trường nước cho cán bộ, giáo viên, hướng dẫn viên ở cơ sở để triển khai Chương trình đạt kết quả cao. Hướng dẫn các quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn, trường học có kế hoạch cụ thể triển khai Chương trình; thường xuyên duy trì tổ chức dạy bơi, phổ biến, tuyên truyền về kỹ năng an toàn trong môi trường nước cho trẻ em. Ngoài ra, cần vận động các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng bể bơi, hồ bơi tại các xã, phường, thị trấn, trường học, có chế độ ưu tiên, miễn, giảm tiền thuê bể bơi, tiền học phí cho trẻ em, để tạo điều kiện cho trẻ em, học sinh được học bơi và tập luyện bơi. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các quy định về chuyên môn đảm bảo vệ sinh, an toàn đối với các cơ sở tổ chức bơi, lặn, vui chơi giải trí dưới nước trên địa bàn, rà soát, cảnh báo nguy cơ mất an toàn cho trẻ tại cộng đồng, tại các khu vực hồ, ao, sông, ngòi,… cũng như tổ chức đa dạng các hoạt động vui chơi, giải trí an toàn cho trẻ.
Phát biểu tại Lễ phát động, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhìn nhận: “Mặc dù đã triển khai rất nhiều biện pháp phòng chống đuối nước nhưng số người tử vong do đuối nước còn rất cao, đặc biệt đau xót khi vẫn còn hơn 2.000 trẻ em tử vong hàng năm do đuối nước”.
Theo Phó Thủ tướng, chúng ta đã triển khai một số hoạt động nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Từ năm 2016 đến nay, mới có gần 100 trường trên tổng số 50.000 trường học triển khai chương trình tập luyện môn bơi, phòng chống đuối nước cho học sinh. Mới chỉ có khoảng 1.000 xã trên tổng số 11.000 xã trên toàn quốc là triển khai chương trình này. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải cùng nhau làm thật sự, nghiêm túc và có trách nhiệm trước tính mạng của nhân dân, đặc biệt là tính mạng của trẻ em.
Phát biểu chỉ đạo tại lễ phát động, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam khẳng định: “Thông qua sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ cùng với sự triển khai đồng bộ của các Bộ, ngành, địa phương, đến nay, số trẻ em bị đuối nước đã giảm được khoảng 1/3 so với năm 2015, từ trên 3.000 em xuống dưới 2.000 em/năm, đồng thời nhận thức của các cấp, các ngành, và toàn xã hội đối với công tác phòng chống đuối nước được nâng cao, đã huy động được nhiều nguồn lực (cả nhân lực và vật lực) hỗ trợ cho công tác phòng chống đuối nước, qua đó góp phần đảm bảo an toàn tính mạng, nâng cao sức khỏe, thể lực, tầm vóc cho trẻ em”.
Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu phòng tránh đuối nước và giảm thiểu tử vong do đuối nước trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu các Bộ, ngành và các địa phương tập trung thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền; Chỉ đạo các cơ sở giáo dục, trước hết là các trường phổ thông rà soát nội dung chương trình giáo dục thể chất trong nhà trường, đặc biệt chú ý hướng dẫn kỹ năng bơi lội, kỹ năng phòng chống, ứng phó trong hoàn cảnh bị đuối nước và cứu người bị đuối nước. Công tác cảnh báo nguy cơ đuối nước cùng nhiều biện pháp giảm thiểu rủi ro từ thiên tai… phải làm quyết liệt.
Ngọc Dũng
Theo MaskOnline