Phố Mạc Thái Tông là đoạn đường từ ngã ba giao cắt với đường Phạm Hùng (đối diện cổng sau Trung tâm Hội nghị Quốc gia) đến ngã tư giao cắt với phố Trung Kinh, tiếp nối phố Vũ Phạm Hàm, dài 840m, rộng 17m, thuộc địa bàn quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội. […]
Phố Mạc Thái Tông là đoạn đường từ ngã ba giao cắt với đường Phạm Hùng (đối diện cổng sau Trung tâm Hội nghị Quốc gia) đến ngã tư giao cắt với phố Trung Kinh, tiếp nối phố Vũ Phạm Hàm, dài 840m, rộng 17m, thuộc địa bàn quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Mạc Thái Tông là vị vua thứ hai của nhà Mạc, ở ngôi từ năm 1530 – 1540. Ông tên thật là Mạc Đăng Doanh, là người xã Cao Đôi, huyện Bình Hà (nay là thôn Long Động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách), tỉnh Hải Dương. Theo PGS. TS Trần Thị Vinh thì Vua: “Nắm giữ triều chính trong bối cảnh đất nước còn nhiều loạn lạc và lắm mâu thuẫn giữa các tập đoàn phong kiến thù địch, Mạc Đăng Doanh đã khéo biết chèo lái, vừa giữ vững pháp độ, vừa cấm làm những việc hà khắc, giảm nhẹ sưu thuế và tạp dịch, tạo dựng cho dân lành một cuộc sống bình yên, no đủ “ban đêm ngủ cửa không cần phải khoá”, “khi ra đường không phải mang theo khí giới để phòng vệ”, “nhiều năm liền phong đăng, dân cả bốn trấn đều yên ổn”.
HĐND thành phố Hà Nội thông qua việc đặt tên phố Mạc Thái Tổ, Mạc Thái Tông trên địa bàn quận Cầu Giấy.
Mạc Thái Tông đã để lại nhiều thành tựu cho đất nước:
Về mặt Văn hoá giáo dục thì triều vua Mạc Thái Tông đã làm được những việc vô cùng quan trọng và có ý nghĩa, không chỉ đặt nền móng cho các triều vua sau mà còn cho cả vương triều Mạc, đó là việc đào tạo được một đội ngũ trí thức nho học có nhiều tài năng và tâm huyết phụng sự vương triều Mạc, với những gương mặt vô cùng sáng giá đại diện cho lớp trí thức mới của thời Mạc nói riêng và trí thức của Đại Việt trong thế kỷ XVI nói chung, như: Nguyễn Thiến, Bùi Vịnh, Nguyễn Lương Bật, Nguyễn Bỉnh Kiêm, Giáp Hải v.v.. Dưới triều vua trước mới chỉ tổ chức được một khoa thi Tiến sĩ (năm 1529) tuyển chọn người tài thì dưới triều vua Mạc Thái Tông Mạc Đăng Doanh, cứ đều kỳ, 3 năm mở một khoa thi chọn Tiến sĩ, mặc cho chiến sự xảy ra triền miên.
Lễ gắn biển phố Mạc Thái Tông.
Về mặt Quân sự ngoại giao: Khi xảy ra chiến sự với nhà Minh, Chiến lược của Mạc Thái Tông là vừa đánh vừa hoà. Tuy nhiên, một số người lại buộc Mạc Đăng Dung về “tội” đầu hàng và dâng đất. Quả là Mạc Đăng Dung chưa hề cắt đất cho nhà Minh, nhưng ông đã bó tay và buộc phải chấp nhận sự kiện các động trưởng của bốn động sát biên giới Đông Bắc trở lại với nhà Minh, gồm các động Ti Lẫm, Kim Lặc, Cổ Sâm, Liễu Cát. Vì vậy, “Mạc Đăng Dung thần phục giả vờ để giữ độc lập thực sự” (Trần Quốc Vượng) là kế sách tuyệt diệu.
Có thể nói, triều đại nhà Mạc nói chung, triều vua Mạc Thái Tông nói riêng đã cống hiến cho lịch sử, xã hội Việt Nam những thành tựu đặc sắc, mang lại phồn vinh, thịnh trị cho đất nước.” Cho đến nay, nhiều tỉnh thành đã đặt tên đường Mạc Thái Tông, nay có thêm Thành phố Hà Nội.
Lan Chi