Văn hóa cơ sở

Quận Hoàng Mai: Thực hiện chương trình phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em năm 2024

Với mục đích nhằm tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác bảo vệ trẻ em nói chung, đặc biệt chú trọng nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi theo hướng tích cực trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em nói riêng; xây dựng môi trường an toàn cho trẻ em tại gia đình, nhà trường và cộng đồng, UBND quận Hoàng Mai triển khai nhiều hoạt động thiết, thực nhằm thực hiện hiệu quả Chương trình phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em năm 2024.

Ảnh minh họa

Về công tác công tác truyền thông, giáo dục, vận động xã hội: Quận Hoàng Mai tập trungtTruyền thông về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với từng địa phương, từng nhóm đối tượng như: thông qua các cuộc truyền thông trực tiếp tại cộng đồng, gia đình và trường học; tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; tuyên truyền trên các trang fanpage gần gũi với trẻ em, youtube; tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt lớp nói chuyện chuyên đề về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, trong đó có tai nạn thương tích có chủ đích ở trẻ em; lồng ghép tuyên truyền về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trong Tháng hành động vì trẻ em, Diễn đàn trẻ em, Tết Trung thu; tổ chức các cuộc thi, tìm hiểu, tọa đàm về phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em; gắn hoạt động tuyên truyền phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em với các hoạt động vui chơi, giải trí của trẻ em. Truyền thông hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống đuối nước 25/7 hàng năm nhằm nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, các ngành, gia đình, cộng đồng về phòng, chống đuối nước trẻ em.

Bên cạnh đó, quận tập trung nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước thông qua việc tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác trẻ em các cấp, đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, cha mẹ, người chăm sóc trẻ em và bản thân trẻ em về các loại hình tai nạn, thương tích trẻ em, các kỹ năng phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, đặc biệt phòng, chống đuối nước trẻ em, phòng ngừa tai nạn giao thông trẻ em, phòng ngừa ngã, cháy, bỏng, động vật cắn, phòng ngừa trẻ em tự tử. Tổ chức tập huấn các kỹ năng an toàn trong môi trường nước, kỹ năng phòng, chống đuối nước cho trẻ em.

Ảnh minh họa

Xây dựng môi trường an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích: Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả và nhân rộng việc thực hiện các tiêu chí Ngôi nhà an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em theo Quyết định số 548/QĐ-BLĐTBXH ngày 06/5/2011 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc ban hành tiêu chí Ngôi nhà an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em (gọi tắt là Quyết định số 548). Rà soát các địa điểm, khu vực có nguy cơ tai nạn thương tích cho trẻ em; Huy động sự tham gia của các cấp, các ngành, đoàn thể và cộng đồng xã hội trong việc phát hiện, giám sát, cảnh giới, gia cố, cải tạo các khu vực, địa điểm có nguy cơ tai nạn, thương tích cho trẻ em. Tăng cường công tác phối hợp liên ngành để phát huy vai trò, chức năng nhiệm vụ, nguồn lực của các ngành đồng thời nhằm triển khai đồng bộ, toàn diện các giải pháp trong thực hiện công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, nhất là phòng, chống đuối nước trẻ em. Đưa nhiệm vụ triển khai công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em vào nhiệm vụ của Ban chỉ đạo công tác trẻ em hoặc nhóm công tác liên ngành bảo vệ trẻ em.

Can thiệp phòng ngừa, giảm thiểu tỷ lệ mắc và tử vong do tai nạn thương tích trẻ em, đặc biệt là phòng, chống đuối nước cho trẻ em; phòng, ngừa tai nạn giao thông đường bộ cho trẻ em; phòng, ngừa rơi, ngã cho trẻ em; phòng, chống cháy, bỏng, động vật cắn, phòng ngừa trẻ em tự tử. Thực hiện các biện pháp Phòng, chống đuối nước cho trẻ em: Tiến hành rà soát, xác định các khu vực, địa điểm có nguy cơ đuối nước trẻ em để có biện pháp chủ động phòng ngừa kịp thời như làm rào chắn, biển báo tại ao, hồ, sông ngòi, các khu vực nước sâu, nguy hiểm, khu vực các công trình đang thi công… Tăng cường công tác phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức dạy bơi an toàn cho trẻ em, phổ cập bơi cho trẻ; tập huấn, phổ biến các kiến thức, kỹ năng bơi, kỹ năng an toàn trong môi trường nước cho trẻ em.

Thực hiện các biện pháp Phòng, chống tai nạn giao thông đường bộ cho trẻ em:  Ngoài việc thực hiện các biện pháp tuyên truyền, truyền thông nâng cao nhận thức, cần đẩy mạnh xây dựng, nhận rộng các mô hình an toàn giao thông đường bộ cho trẻ em, các mô hình can thiệp giảm thiểu nguy cơ tai nạn giao thông đường bộ cho trẻ em tại các khu vực có tập trung đông trẻ em. Đồng thời, phối hợp, lồng ghép kiểm tra việc thực hiện các quy định an toàn giao thông cho trẻ em.

Thực hiện các biện pháp Phòng, chống rơi, ngã cho trẻ em; phòng, chống cháy, bỏng; phòng, chống động vật cắn cho trẻ em: tuyên truyền, vận động người dân tham gia thực hiện các biện pháp phòng, chống rơi, ngã cho trẻ em tại các công trình xây dựng, khu chung cư, nhà cao tầng, trung tâm thương mại,… phòng, chống cháy, bỏng; phòng, chống động vật cắn cho trẻ em. Phối hợp, lồng ghép rà soát, kiểm tra việc thực hiện các quy định, tiêu chuẩn, tiêu chí an toàn phòng, chống rơi, ngã cho trẻ em nhất là các công trình xây dựng, khu chung cư, nhà cao tầng, trung tâm thương mại,.. các quy định, tiêu chuẩn an toàn về phòng, chống chảy bỏng tại gia đình, trường học và các công trình công cộng có trẻ em tham gia hoạt động; các quy định về phòng, chống động vật cắn đối với trẻ em tại gia đình và cộng đồng.

Thực hiện các biện pháp Phòng ngừa trẻ em tự tử: tổ chức tập huấn, cung cấp, hướng dẫn cha mẹ, người chăm sóc trẻ em, trẻ em các kiến thức, kỹ năng để phòng ngừa tự tử ở trẻ em; phát hiện sớm và theo dõi, hỗ trợ các trường hợp trẻ em có nguy cơ tự tử; tăng cường tập huấn kỹ năng sống cho trẻ em. Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ, nguyên nhân tự tử ở trẻ em; lồng ghép thực hiện có hiệu quả Chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em mồ côi giai đoạn 2023-2030.

Thu thập thông tin, theo dõi, báo cáo tình hình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; thực hiện chính sách đặc thù cho trẻ em: Duy trì nề nếp công tác thu thập thông tin, theo dõi về tình hình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em nói chung, số liệu trẻ em bị tai nạn, thương tích nói riêng nhất là các trường hợp trẻ em bị tử vong do tai nạn, thương tích, đồng thời thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo theo quy định. Tăng cường công tác phát hiện, can thiệp, hỗ trợ kịp thời đối với trẻ em bị tử vong do tai nạn, thương tích; thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách đặc thù cho trẻ em bị tử vong do tai nạn thương tích nghiêm trọng theo quy định.

Tăng cường công tác phối hợp liên ngành trong việc triển khai, thực hiện, kiểm tra, giám sát việc việc thực hiện các biện pháp phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, đặc biệt là tai nạn đuối nước trẻ em và thực hiện chính sách đặc thù cho trẻ em, để thực hiện tốt các nội dung Chương trình Phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em trên địa bàn quận Hoàng Mai năm 2024, UBND Quận giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị, đặc biệt là các đơn vị thành viên Ban chỉ đạo bảo vệ chăm sóc trẻ em Quận cần bám sát nhiệm vụ và phát huy vai trò, tăng cường công tác phối hợp giữa các đơn vị để xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình Phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em trên địa bàn quận Hoàng Mai năm 2024 trên cơ sở lồng ghép các chỉ tiêu vào Kế hoạch công tác Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quận Hoàng Mai năm 2024, đảm bảo đạt kết quả và mục tiêu, yêu cầu đề ra./.

HM

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *