Văn hóa

Quận Thanh Xuân tăng cường công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Quận Thanh Xuân đề cao công tác thông tin, tuyên truyền, tiêu biểu là tuyên truyền về giá trị của di sản bằng nhiều hình thức thiết thực, phong phú như: Cổ động trực quan; in/phô tô tài liệu, tờ rơi, tờ gấp, thông qua giao diện ảnh 3600 sản phẩm truyền thông các di tích lịch sử gắn lễ hội truyền thống “Lễ hội năm làng Mọc”…

Ngày 15/7/2024, UBND quận Thanh Xuân đã ban hành Kế hoạch số 217/KH-UBND về Thực hiện Đề án “Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn quận.

Mục đích của Kế hoạch nhằm thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; thực hiện Chương trình 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025”, Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/02/2022 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” và văn bản chỉ đạo có liên quan của Thành ủy, Quận ủy (hàng năm, giai đoạn 2020-2025, giai đoạn 2025-2030)….

Mục tiêu: UBND thành phố Hà Nội, UBND quận Thanh Xuân cơ bản tổ chức triển khai các nội dung, yêu cầu mục tiêu Đề án của Thành phố đề ra “Nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong Danh mục quốc gia cho thế hệ sau; nâng cao nhận thức, lòng tự hào dân tộc và sự tham gia của cộng đồng trong việc bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể; huy động sức mạnh của toàn xã hội nhằm bảo vệ, phát huy các giá trị di sản, đưa các di sản văn hóa phi vật thể trong Danh mục quốc gia trở thành nội lực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố theo hướng bền vững” và phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể “Lễ hội năm làng Mọc”, quận Thanh Xuân từ nay đến năm 2030.

Đối với di sản văn hóa phi vật thể, loại hình lễ hội truyền thống “Lễ hội năm làng Mọc”: UBND quận giao các đơn vị tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị di tích, lễ hội trên địa bàn. Gắn trách nhiệm của chính quyền, các tổ chức chính trị – xã hội và người dân trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa. Tuyên truyền giáo dục pháp luật cho người dân, đề cao vai trò của Nhân dân trong việc tham gia quản lý di sản văn hóa. Kiểm tra, xử lý nghiêm những hành vi cố ý vi phạm di sản văn hóa…

Tăng cường đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội; đầu tư, tu bổ, tôn tạo di tích đã xuống cấp là không gian thực hành di sản văn hóa phi vật thể; đầu tư các công trình phụ trợ, cơ sở hạ tầng liên quan đến di tích, lễ hội để hình thành các không gian văn hóa, không gian thực hành lễ hội, giới thiệu và trình diễn di sản văn hóa phi vật thể trong Danh mục quốc gia, tạo điểm đến, thu hút khách tham quan, chiêm bái, hành lễ nhưng không làm mất đi giá trị nguyên bản của lễ hội truyền thống “Lễ hội năm làng Mọc”.

Phối hợp UBND quận Nam Từ Liêm tổ chức các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể “Lễ hội năm làng Mọc” – theo Quyết định số 1727/QĐ-BVHTTDL ngày 27/5/2021 của Bộ Văn hóa – Thể thao & Du lịch….

Đối với loại hình di sản Nghệ thuật trình diễn dân gian: Tổ chức nghiên cứu sưu tầm, bảo tồn, phục dựng nghệ thuật trình diễn dân gian. Chính quyền địa phương tạo điều kiện, hỗ trợ để cộng đồng có môi trường và không gian văn hóa để thực hành và bảo tồn di sản.

Hỗ trợ cộng đồng thành lập các câu lạc bộ; tổ chức hội thi, liên hoan; phục dựng, khai thác nghệ thuật trình diễn dân gian tiêu biểu để phục vụ phát triển du lịch, nhằm cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống bằng chính di sản mà cộng đồng nắm giữ. Mở các lớp truyền dạy, đào tạo đội ngũ kế cận, hỗ trợ nghệ nhân tham gia thực hành, truyền dạy, tri thức và kiến thức, các kỹ năng diễn xướng, sản xuất nhạc cụ và thúc đẩy mối quan hệ gắn bó giữa các nghệ nhân và người học nghề.

Quận Thanh Xuân đề cao công tác thông tin, tuyên truyền, tiêu biểu là tuyên truyền về giá trị của di sản bằng nhiều hình thức thiết thực, phong phú như: Cổ động trực quan; in/phô tô tài liệu, tờ rơi, tờ gấp, thông qua giao diện ảnh 3600 sản phẩm truyền thông các di tích lịch sử gắn lễ hội truyền thống “Lễ hội năm làng Mọc”; phối hợp cơ quan báo chí tuyên truyền các hoạt động của địa phương về di tích, lễ hội; biên soạn tin, bài phát thanh tuyên truyền thực hiện nếp sống văn minh nơi thờ tự, quy tắc ứng xử nơi công cộng, các quy định của Ban Tổ chức lễ hội và các nội dung có liên quan tới các tổ chức, cá nhân/người tham gia đoàn rước lễ hội/người thực hành di sản và cộng đồng người dân biết, thực hiện, góp phần đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn…

Thanh Thanh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *