Theo đó, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thỏa thuận Báo cáo kinh tế – kỹ thuật tu bổ, tôn tạo di tích đền Sái, hạng mục: xây dựng lại 01 nhà phụ trợ; xây dựng mới 03 nhà dừng chân và 01 nhà vệ sinh. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du […]
Theo đó, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thỏa thuận Báo cáo kinh tế – kỹ thuật tu bổ, tôn tạo di tích đền Sái, hạng mục: xây dựng lại 01 nhà phụ trợ; xây dựng mới 03 nhà dừng chân và 01 nhà vệ sinh.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng lưu ý: Nhà dừng chân thiết kế 01 tầng mái và không chạm trổ cầu kỳ; Trồng bổ sung cây xanh xung quanh nhà vệ sinh.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo cơ quan chức năng hướng dẫn chủ đầu tư bổ sung, hoàn thiện Báo cáo kinh tế – kỹ thuật, công bố công khai nội dung xây dựng, tôn tạo di tích trước khi triển khai các bước tiếp theo theo quy định của pháp luật.
Đền Sái ở làng Thụy Lôi, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh là di tích thờ Đức Huyền Thiên Trấn Vũ (người có công giúp vua Thục xây dựng thành Ốc). Trang trí kiến trúc đền mang nhiều nét đặc trưng của nghệ thuật kiến trúc đền làng thời Nguyễn được thể hiện qua các đề tài chạm khắc như: rồng, phượng, hoa, lá… đã truyền tải sinh động về tài năng và ước vọng của người xưa được gửi gắm qua những giá trị văn hóa độc đáo còn được lưu giữ trong đền cho đến ngày nay. Trải qua thời gian, đền Sái còn lưu giữ được nhiều di vật, cổ vật có giá trị như: bia đá, tượng, hương án, gạch cố, chuông…Do những giá trị tiêu biểu ấy, đền Sái (làng Thụy Lôi) đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa ngày 27 tháng 01 năm 1986 theo quyết định số 15-VH/QĐ.
Bên cạnh những giá trị về vật thể, đền Sái còn được biết đến với lễ hội “rước vua sống”. Đây là một hình thức sinh hoạt cộng đồng phản ánh nhiều mặt của đời sống văn hóa vật chất và tinh thần rất độc đáo của người dân nơi đây. Thông qua lễ hội, các phong tục tập quán, các nghi lễ tín ngưỡng truyền thống, các trò chơi dân gian, các hình thức tín ngưỡng…được truyền tải tới thế hệ trẻ.
VH