Văn hóa cơ sở

Thị xã Sơn Tây tăng cường công tác quản lý di sản

Thị xã Sơn Tây là một vùng đất cổ có bề dày truyền thống lịch sử văn hóa. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự quan tâm của chính quyền thị xã, đến nay Sơn Tây bảo tồn được nhiều di sản văn hóa quý báu.

Cột cờ trong khu thành cổ Sơn Tây

Năm 2019, thị xã Sơn Tây được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra quyết định nâng cấp xếp hạng di tích Bác Hồ trao cờ “Trung với nước hiếu với dân” cho trường Võ bị Trần Quốc Tuấn là di tích cấp Quốc gia. Như vậy theo thống kê, thị xã có tới 244 di tích, trong đó có 16 di tích cấp Quốc gia và 58 di tích cấp TP. Sơn Tây còn đang bảo tồn 78 di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có 1 di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia là lễ hội Đền Và và 8 di sản được xếp vào nhóm “cần được ưu tiên bảo vệ”. Vừa qua, Phòng VHTT đã hướng dẫn UBND phường Viên Sơn đón nhận bằng xếp hạng di tích Đình – Đền  – Chùa Thiều Xuân – phường Viên Sơn.Phối hợp các đơn vị liên quan hoàn thiện hồ sơ đề nghị xếp hạng di tích đình Phụ Khang (xã Đường Lâm); nâng cấp xếp hạng cấp Quốc gia di tích đền Măng Sơn (xã Sơn Đông).

Công tác tu bổ, tôn tạo di tích luôn được thị xã Sơn Tây quan tâm. Phòng VHTT đã triển khai rất nhiều việc như: lập tờ trình đề nghị Sở VHTT thành phố Hà Nội phê duyệt báo cáo tu sửa cấp thiết đền Khánh Sơn; thỏa thuận báo cáo kinh tế kỹ thuật đình Thủ Trung, xã Thanh Mỹ; giải quyết đơn xin đúc chuông chùa Ngõ Bắc và chùa Ngọc Kiên xã Cổ Đông. Kiểm tra mức độ xuống cấp đình Mai Trai, Ái Mỗ – phường Trung Hưng và báo cáo UBND thị xã xin ý kiến chỉ đạo; hướng dẫn UBND xã Sơn Đông hoàn thiện hồ sơ tu bổ di tích lịch sử văn hóa đình Sơn Đông;yêu cầu xã Sơn Đông hướng dẫn chùa Khai Nguyên lập hồ sơ xây dựng, tạc tượng. Phòng VHTT tổng hợp đề xuất các danh mục đầu tư công giai đoạn 2021-2025 lĩnh vực văn hóa; báo cáo công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi, phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa và công tác đầu tư khai thác, quản lý các thiết chế văn hóa thông tin thể dục thể thao trên địa bàn thị xã Sơn Tây giai đoạn 2016-2019.

Ngoài hệ thống các di tích lịch sử, văn hóa, Sơn Tây còn có rất nhiều lễ hội. Tính từ đầu tháng giêng đến nay, toàn thị xã có 60 lễ hội thu hút lượng lớn du khách tới tham quan, góp phần thúc đẩy dịch vụ du lịch – thương mại. Chính vì vậy công tác quản lý lễ hội được tăng cường. Ngay từ đầu năm 2019, Phòng VHTT đã tham mưu UBND thị xã Sơn Tây đã ban hành kế hoạch quản lý, tổ chức lễ hội Xuân Kỷ Hợi. Yêu cầu UBND xã, phường tiếp tục tăng cường công tác quản lý phòng chống cháy nổ tại di tích trên địa bàn thị xã. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về giá trị di tích lịch sử văn hóa, thực hiện nếp sống văn minh trong hoạt động lễ hộiđã bước đầu đem lại hiệu quả. 100% di tích nơi thờ tự trên địa bàn đã lắp đặt nội quy, biển hướng dẫn thực hiện Bộ quy tắc ứng xử nơi công cộng. 100% lễ hội được tổ chức bằng nguồn xã hội hóa. Đặc biệt vừa qua Sơn Tây đã phối hợp Sở VHTT Hà Nội tổ chức lễ dâng hương tại đền và lăng Ngô Quyền nhân kỷ niệm 1080 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô ở Cổ Loa.

Lễ hội Đền Và – Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia

Trưởng phòng VHTT thị xã Sơn Tây Phan Thị Thu Hương cho biết, địa phương lấy công tác tuyên truyền là giải pháp trọng tâm, trên cơ sở tranh thủ sự hỗ trợ của Thành phố. Trong hơn 10 năm qua,  Thành phố cũng thường xuyên quan tâm, bố trí kinh phí phục vụ tu bổ, nâng cấp các di tích, là cầu nối liên kết với các tổ chức hội đưa du khách đến với Sơn Tây.

                                                                                      Thu Hằng

Theo Trung tâm Thông tin Triển lãm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *