Ẩm thực

Thơm, ngon bánh tẻ Phú Nhi

Bánh tẻ Phú Nhi được dân gian gắn với giai thoại về chuyện tình cảm động của đôi trai gái tên Phú và Nhi được lưu truyền tới hôm nay. Nghề làm bánh tẻ có ở nhiều nơi trong cả nước và Hà Nội. Nhưng sự khác biệt của bánh tẻ Phú Nhi với các loại bánh tẻ khác là ở hương vị, gia vị và tay nghề chế biến của người thợ để làm nên sự thơm ngon, khác biệt của chiếc bánh. Đó còn là sự khác biệt ở vật liệu gói bánh: Lá bánh được làm bằng lá dong rừng, ngoài cùng bọc lá chuối khô.

Bánh tẻ là loại bánh truyền thống ở nhiều vùng của Việt Nam. Bánh được làm từ bột gạo tẻ, là thứ quà quê mộc mạc, ngon, bổ, rẻ. Bánh được gói bằng lá dong, quấn lạt rồi luộc cho chín. Ở thị xã Sơn Tây có một làng chuyên làm bánh tẻ – làng Phú Nhi.

Làng nghề bánh tẻ Phú Nhi – Thị xã Sơn Tây

Nguyên liệu làm bánh tẻ bao gồm gạo tẻ, thịt lợn, mộc nhĩ, hành… và lá dong, lá chuối để gói bánh. 

      Phú Nhi là một thôn cổ có từ cuối thế kỷ XIX, thuộc huyện Quảng Oai, trấn Sơn Tây, nay thuộc phường Phú Thịnh, thị xã Sơn Tây. Nơi đây nổi tiếng với nghề làm bánh tẻ.. Yêu quý nghề và nhằm giữ nghề  truyền thống, gắn với phát triển du lịch, thời gian qua thị xã Sơn Tây đã tổ chức nhiều hoạt động nghiên cứu, sưu tầm các thông tin và tư liệu về nghề làm bánh tẻ.

Đến thị xã Sơn Tây, ngay giáp ranh với huyện Phúc Thọ là đến con phố chuyên bán bánh tẻ nóng, kết hợp với bán các sản phẩm sữa Ba Vì. Không những vậy, ở các chợ truyền thống cho đến các nhà hàng ở Sơn Tây, các điểm tham quan du lịch cũng đều có bán bánh tẻ.

Bánh tẻ Phú Nhi được dân gian gắn với giai thoại về chuyện tình cảm động của đôi trai gái tên Phú và Nhi được lưu truyền tới hôm nay. Nghề làm bánh tẻ có ở nhiều nơi trong cả nước và Hà Nội. Nhưng sự khác biệt của bánh tẻ Phú Nhi với các loại bánh tẻ khác là ở hương vị, gia vị và tay nghề chế biến của người thợ để làm nên sự thơm ngon, khác biệt của chiếc bánh. Đó còn là sự khác biệt ở vật liệu gói bánh: Lá bánh được làm bằng lá dong rừng, ngoài cùng bọc lá chuối khô.

Nhân làm bánh tẻ Phú Nhi thật cầu kỳ, kỹ lưỡng: Gạo tẻ được chọn loại gạo ngon, thơm tự nhiên. Nhân bánh làm từ những sản phẩm nông nghiệp phổ biến gồm: Thịt lợn, mộc nhĩ, hành khô, chút hạt tiêu, gia vị. Thịt  có vai trò quan trọng vì nó quyết định phần lớn chất lượng, giá trị của chiếc bánh tẻ Phú Nhi. Nó phải tươi, ngon, làm sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và là thịt vai.

Lá dong là loại bánh tẻ, có màu xanh tươi, sau khi rửa lá sẽ để ráo nước. Gạo: Vo sạch, ngâm nước rồi  chắt nước, để ráo, sau đó đem xay ướt bằng cối đá thành bột nước loãng khuấy đều rồi ngâm, ngâm bột. Bột nước sau đó được đun nhỏ lửa,  người ta vừa đun vừa khuấy liên tục cho bột mềm, mịn, tránh vón cục và đặc biệt là bột không được chín hoặc khê, công đoạn này người ta gọi là “giáo bột”. Khâu giáo bột cực kỳ quan trọng trong quá trình làm bánh, bánh có ngon hay không là nhờ vào chất lượng bột được giáo. Thịt lợn, mộc nhĩ: rửa sạch bằng nước, thái nhỏ, trộn đều. Chuẩn bị nguyên liệu, ráo bột và nhân bánh xong là gói bánh/

Bánh tẻ được gói bằng lá dong phổ biến ở nhiều nơi. Ở Sơn Tây, bánh tẻ được gói ngoài bằng lá chuối khô, bánh nên bánh có vỏ ngoài màu nâu. Bánh gói xong được buộc lại bằng lạt trắng nên chiếc bánh màu nâu, vằn trắng, khá bắt mắt.  Bánh tẻ các vùng khách thường chỉ dài 15-20cm, bánh tẻ Phú Nhi Sơn Tây dài hơn chừng 5 cm. Bánh gói xong, được xếp vào nồi và đem hấp  trong nước sôi khoảng 30 phút là chín.

Bánh tẻ chấm với nước mắm rắc hạt tiêu xay với chanh, tỏi, ớt hoặc chấm với tương ớt. Bánh ăn ngon nhất là khi vừa mới vớt ra. Bóc vỏ lá xanh, chiếc bánh trắng ngần hiển hiện, mùi thơm nhân thịt tỏa ra  thật hấp dẫn. Khi ăn, người ta dùng con dao nhỏ cắt bánh thành từng miếng, xếp lên đĩa rồi nhâm nhi thưởng thức và cảm nhận vị đậm, béo, thơm của nhân, vị bùi, ngậy của bột gạo. Vào ngày rằm, ngày giỗ và Tết Nguyên đán người Sơn Tây thường hay làm bánh tẻ để cúng. Ngày nay, bánh tẻ Sơn Tây được làm quanh năm và rất dễ mua.

Bánh ăn ngon nhất là khi vừa mới vớt ra. Bánh ăn nóng chấm với nước mắm ngon, thêm chút tiêu càng ngon hơn. Ảnh: internet

Năm 2007 Phú Nhi đã được công nhận làng nghề sản xuất bánh tẻ truyền thống. Năm 2010, bánh tẻ Phú Nhi đã được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Bằng công nhận thương hiệu Bánh tẻ Phú Nhi cho làng nghề. Hiện trong làng có đến 100 hộ chuyên sản xuất bánh tẻ với mục đích kinh doanh. Có những gia đình sản xuất trung bình 1.000 – 2.000 chiếc mỗi ngày.

Hội thi “Bánh tẻ truyền thống làng nghề Phú Nhi”

      Hàng năm, ở Phú Nhi thường tổ chức Hội thi “Bánh tẻ truyền thống làng nghề Phú Nhi” nhằm bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống; nâng cao năng lực cho các cơ sở sản xuất bánh tẻ trong làng và là dịp quảng bá sản phầm bánh tẻ truyền thống từng bước đưa sản phẩm bánh tẻ Phú Nhi trở thành thương hiệu hàng hóa có sức cạnh tranh cao trên thị trường…

Quỳnh Quy

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *