Huyện Thường Tín nằm ở phía Nam Thành phố Hà Nội, là vùng đất khoa bảng, đất trăm nghề. Huyện có 462 công trình tôn giáo, tín ngưỡng, trong đó có 126 di tích được xếp hạng (61 di tích cấp quốc gia, 65 di tích cấp thành phố), nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh.Trong đó, nhiều di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng như: Chùa Đậu, đền, bến Chương Dương, nhà thờ Nguyễn Trãi…
Nhiệm kỳ 2020 – 2025, Huyện ủy Thường Tín đã ban hành Chương trình số 02-CTr/HU, ngày 22/8/2020 về “Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo hướng văn minh, giàu đẹp, hiện đại, xây dựng nông thôn mới nâng cao gắn với việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa lịch sử huyện Thường Tín giai đoạn 2020 – 2025”. Theo đó, từ đó đến nay, huyện đã triển khai nhiều hoạt động để đầu tư phát triển lĩnh vực văn hóa, đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.
Từ năm 2021, huyện đã hoàn thành chủ trương xã hội hóa “Đầu tư xây dựng và phát huy giá trị văn hóa lịch sử công trình Văn Từ Thượng Phúc”. Văn Từ Thượng Phúc được xây dựng mới với tổng diện tích hơn 3.500m2, gồm có khu vực tiền tế, thiêu hương, hậu cung, tủ vu- hữu vu, nhà bia, đồng trụ và các công trình phụ trợ khác. Văn Từ Thượng Phúc hiện còn lưu giữ văn bia khắc tên các nhà khoa bảng của huyện Thường Tín xưa, trong đó có Anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi, Thái học sinh Nguyễn Phi Khanh, Đệ nhị giáp khoa Tiến sĩ Lý Tử Tấn, các nhà khoa bảng Dương Trực Nguyên, Trần Trọng Liêu, Ngô Hoan, Nguyễn Ý, Dương Công Độ, Ứng Ngạn Lượng, Vũ Đức Chinh, Nguyễn Trác, Doãn Hoành Tuấn, Dương Hạng, Doãn Mậu Khôi, cử nhân nho học – nhà yêu nước Lương Văn Can… Đây là những bậc hiền tài không chỉ của Thường Tín, của Thủ đô Hà Nội mà còn là của cả nước. Văn Tự Thượng Phúc đã trở thành một biểu tượng của vùng đất danh hương trong lòng Hà Nội. Tại đây, những giá trị giáo dục, truyền thống hiếu học được gìn giữ, lan tỏa, khơi nguồn cảm hứng tinh thần cho nhân dân trong công cuộc xây dựng huyện Thường Tín nói riêng ngày một văn hóa, văn minh, hiện đại, hơn nữa góp phần làm đậm nét hơn Thủ đô Hà Nội – Thành phố vì hòa bình, ngàn năm văn hiến.
Khu lưu niệm Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi
Ngày 14/11/2022, huyện Thường Tín đã khởi công xây dựng dự án Khu lưu niệm Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi tại xã Nhị Khê với diện tích 2,7ha, tổng mức đầu tư 144 tỉ đồng. Dự án gồm bao gồm 3 khu: Khu S1 có diện tích khoảng 21.118m2 gồm các hạng mục lầu chiêng, gác trống, nhà tả vu và hữu vu, nhà trưng bày, nhà lưu niệm, nhà tám mái, hồ bán nguyệt, tượng đài, cổng và các hạng mục phụ trợ khác. Khu S2 có diện tích khoảng 5.237m2, gồm: Nhà ban quản lý, nhà dịch vụ, khu vườn hoa, cổng, hàng rào và các hạng mục phụ trợ khác. Còn khu Sgt là đường giao thông có diện tích khoảng 1.368m2, gồm: Tháp Chí nghĩa 7 tầng; hạng mục phụ trợ, cảnh quan, sân vườn; khu vực mô phỏng điển tích “Ái Nam Quan”. Việc xây dựng quần thể Khu lưu niệm Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi là cơ hội góp phần hun đúc lòng yêu mến, niềm tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam, phát huy tối đa các giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc nghệ thuật. Bảo đảm sự hài hòa giữa Khu lưu niệm với môi trường cảnh quan xung quanh. Đồng thời giới thiệu lịch sử văn hóa, tạo điều kiện cho việc nghiên cứu khoa học, phục vụ du khách đến thăm quan. Nâng cao nhận thức của Nhân dân trong việc giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống của dân tộc để văn hóa trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.
Bên cạnh đó, huyện còn làm tốt công tác bảo vệ, giữ gìn, phát huy giá trị di tích. Huyện có 74 di tích được đầu tư chống xuống cấp, tu sửa cấp thiết với 78 tỷ đồng từ nguồn ngân sách; kinh phí xã hội hóa từ Nhân dân giai đoạn 2018 – 2022 để tu bổ, tôn tạo di tích hơn 50 tỷ đồng. Nhiều di tích được tu bổ bằng 100% nguồn xã hội hóa.
Nhiều năm qua, Huyện ủy- HĐND- UBND huyện Thường Tín đặc biệt quan tâm chỉ đạo ngành Văn hóa huyện phối hợp với các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị tiến hành sưu tầm, nghiên cứu, rà soát, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa phi vật thể. Cùng với đó, huyện cũng phối hợp với Trung tâm Văn hóa thành phố Hà Nội, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam nghiên cứu, phục hồi các loại hình nghệ thuật truyền thống có nguy cơ thất truyền như hát trống quân, hát chèo, chầu văn, múa rối cạn. Để bảo tồn giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, huyện Thường Tín tổ chức Tọa đàm khoa học chủ đề “Công chúa Khúc Thị Ngọc và chủ trương đầu tư dự án tu bổ, tôn tạo cụm di tích đền – chùa Vĩnh Mộ, xã Nguyễn Trãi”. Tọa đàm thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, với nhiều ý kiến tâm huyết, nhằm tìm ra hướng trùng tu, tôn tạo cụm di tích đền – chùa Vĩnh Mộ xứng với công lao to lớn của công chúa Khúc Thị Ngọc…
Huyện Thường Tín nằm ở phía Nam Thành phố Hà Nội, là vùng đất khoa bảng, đất trăm nghề. Huyện có 462 công trình tôn giáo, tín ngưỡng, trong đó có 126 di tích được xếp hạng (61 di tích cấp quốc gia, 65 di tích cấp thành phố), nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh.Trong đó, nhiều di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng như: Chùa Đậu, đền, bến Chương Dương, nhà thờ Nguyễn Trãi…
Nhiệm kỳ 2020 – 2025, Huyện ủy Thường Tín đã ban hành Chương trình số 02-CTr/HU, ngày 22/8/2020 về “Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo hướng văn minh, giàu đẹp, hiện đại, xây dựng nông thôn mới nâng cao gắn với việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa lịch sử huyện Thường Tín giai đoạn 2020 – 2025”. Theo đó, từ đó đến nay, huyện đã triển khai nhiều hoạt động để đầu tư phát triển lĩnh vực văn hóa, đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.
Công trình Văn Từ Thượng Phúc
Từ năm 2021, huyện đã hoàn thành chủ trương xã hội hóa “Đầu tư xây dựng và phát huy giá trị văn hóa lịch sử công trình Văn Từ Thượng Phúc”. Văn Từ Thượng Phúc được xây dựng mới với tổng diện tích hơn 3.500m2, gồm có khu vực tiền tế, thiêu hương, hậu cung, tủ vu- hữu vu, nhà bia, đồng trụ và các công trình phụ trợ khác. Văn Từ Thượng Phúc hiện còn lưu giữ văn bia khắc tên các nhà khoa bảng của huyện Thường Tín xưa, trong đó có Anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi, Thái học sinh Nguyễn Phi Khanh, Đệ nhị giáp khoa Tiến sĩ Lý Tử Tấn, các nhà khoa bảng Dương Trực Nguyên, Trần Trọng Liêu, Ngô Hoan, Nguyễn Ý, Dương Công Độ, Ứng Ngạn Lượng, Vũ Đức Chinh, Nguyễn Trác, Doãn Hoành Tuấn, Dương Hạng, Doãn Mậu Khôi, cử nhân nho học – nhà yêu nước Lương Văn Can… Đây là những bậc hiền tài không chỉ của Thường Tín, của Thủ đô Hà Nội mà còn là của cả nước. Văn Tự Thượng Phúc đã trở thành một biểu tượng của vùng đất danh hương trong lòng Hà Nội. Tại đây, những giá trị giáo dục, truyền thống hiếu học được gìn giữ, lan tỏa, khơi nguồn cảm hứng tinh thần cho nhân dân trong công cuộc xây dựng huyện Thường Tín nói riêng ngày một văn hóa, văn minh, hiện đại, hơn nữa góp phần làm đậm nét hơn Thủ đô Hà Nội – Thành phố vì hòa bình, ngàn năm văn hiến.
Ngày 14/11/2022, huyện Thường Tín đã khởi công xây dựng dự án Khu lưu niệm Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi tại xã Nhị Khê với diện tích 2,7ha, tổng mức đầu tư 144 tỉ đồng. Dự án gồm bao gồm 3 khu: Khu S1 có diện tích khoảng 21.118m2 gồm các hạng mục lầu chiêng, gác trống, nhà tả vu và hữu vu, nhà trưng bày, nhà lưu niệm, nhà tám mái, hồ bán nguyệt, tượng đài, cổng và các hạng mục phụ trợ khác. Khu S2 có diện tích khoảng 5.237m2, gồm: Nhà ban quản lý, nhà dịch vụ, khu vườn hoa, cổng, hàng rào và các hạng mục phụ trợ khác. Còn khu Sgt là đường giao thông có diện tích khoảng 1.368m2, gồm: Tháp Chí nghĩa 7 tầng; hạng mục phụ trợ, cảnh quan, sân vườn; khu vực mô phỏng điển tích “Ái Nam Quan”. Việc xây dựng quần thể Khu lưu niệm Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi là cơ hội góp phần hun đúc lòng yêu mến, niềm tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam, phát huy tối đa các giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc nghệ thuật. Bảo đảm sự hài hòa giữa Khu lưu niệm với môi trường cảnh quan xung quanh. Đồng thời giới thiệu lịch sử văn hóa, tạo điều kiện cho việc nghiên cứu khoa học, phục vụ du khách đến thăm quan. Nâng cao nhận thức của Nhân dân trong việc giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống của dân tộc để văn hóa trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.
Bên cạnh đó, huyện còn làm tốt công tác bảo vệ, giữ gìn, phát huy giá trị di tích. Huyện có 74 di tích được đầu tư chống xuống cấp, tu sửa cấp thiết với 78 tỷ đồng từ nguồn ngân sách; kinh phí xã hội hóa từ Nhân dân giai đoạn 2018 – 2022 để tu bổ, tôn tạo di tích hơn 50 tỷ đồng. Nhiều di tích được tu bổ bằng 100% nguồn xã hội hóa.
Biểu diễn nghệ thuật di sản truyền thống
Nhiều năm qua, Huyện ủy- HĐND- UBND huyện Thường Tín đặc biệt quan tâm chỉ đạo ngành Văn hóa huyện phối hợp với các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị tiến hành sưu tầm, nghiên cứu, rà soát, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa phi vật thể. Cùng với đó, huyện cũng phối hợp với Trung tâm Văn hóa thành phố Hà Nội, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam nghiên cứu, phục hồi các loại hình nghệ thuật truyền thống có nguy cơ thất truyền như hát trống quân, hát chèo, chầu văn, múa rối cạn. Để bảo tồn giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, huyện Thường Tín tổ chức Tọa đàm khoa học chủ đề “Công chúa Khúc Thị Ngọc và chủ trương đầu tư dự án tu bổ, tôn tạo cụm di tích đền – chùa Vĩnh Mộ, xã Nguyễn Trãi”. Tọa đàm thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, với nhiều ý kiến tâm huyết, nhằm tìm ra hướng trùng tu, tôn tạo cụm di tích đền – chùa Vĩnh Mộ xứng với công lao to lớn của công chúa Khúc Thị Ngọc…
Hà Thanh