Bảo tồn - Bảo Tàng

Trưng bày “Sáng mãi niềm tin” tại Di tích Nhà tù Hỏa Lò

Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Đức Cảnh (2/2/1908 – 2/2/2018), 88 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2018), sáng 18/1, tại Khu di tích Nhà tù Hỏa Lò đã khai mạc trưng bày chuyên đề “Sáng mãi niềm tin”. Đến dự có đồng chí Phạm Quang […]

Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Đức Cảnh (2/2/1908 – 2/2/2018), 88 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2018), sáng 18/1, tại Khu di tích Nhà tù Hỏa Lò đã khai mạc trưng bày chuyên đề “Sáng mãi niềm tin”. Đến dự có đồng chí Phạm Quang Nghị – nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội, đại diện lãnh đạo một số Cục, Vụ, Viện của Bộ VHTTDL, lãnh đạo các sở, ban, ngành thành phố, các nhà nghiên cứu lịch sử, di sản văn hóa. Các đồng chí Tô Văn Động – Giám đốc Sở VHTT, Trương Minh Tiến – Phó Giám Đốc Sở VHTT và đại diện các đơn vị trực thuộc Sở đã đến dự.


Các đại biểu cắt băng khai mạc trưng bày

Khu vực trưng bày bao gồm ba phần: Phần một mang tên “Nguyễn Đức Cảnh, dấu ấn nhà cách mạng” giới thiệu những tư liệu, hiện vật liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh – người cộng sản trẻ tuổi kiên cường, là một trong những người sáng lập Đảng ta, cán bộ lãnh đạo đầu tiên của Công đoàn Việt Nam. Ông bị thực dân Pháp giết hại lúc mới 24 tuổi, nhưng cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi, vẻ vang, oanh liệt và hình ảnh người anh hùng cộng sản hiên ngang trước máy chém Nguyễn Đức Cảnh đã làm kẻ thù kính phục, làm chấn động tình cảm đồng bào, đồng chí với niềm tiếc thương vô hạn, thổi bùng lên ngọn lủa cách mạng sôi sục của quần chúng, cổ vũ hàng triệu người anh dũng, hiên ngang dấn bước trên con đường cách mạng;
Phần thứ hai của trưng bày mang tên “Tiến bước dưới cờ Đảng”, giới thiệu những hình ảnh, tư liệu, hiện vật về bốn đồng chí Tổng Bí thư: Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập và Nguyễn Văn Cừ. Trong đó có nhiều tác phẩm tiêu biểu của các đồng chí như “Luận cương chính trị”, “Tự chỉ trích”, “Búa liềm”, “Lao động” và một số truyền đơn, tài liệu của Đảng.
Phần thứ ba mang tên “Nơi niềm tin tỏa sáng”, thể hiện sự tri ân công lao của những chiến sĩ cách mạng đã hy sinh vì nền độc lập tự do của dân tộc.


Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương – nhân chứng lịch sử tham gia buổi giao lưu

Cùng với hình ảnh, hiện vật được thể hiện ở khu trưng bày là cuộc giao lưu với các nhân chứng lịch sử – những đảng viên tiêu biểu từng bị bắt giam trong các nhà tù của thực dân, đế quốc, gồm Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương – Trưởng ban liên lạc chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày TP Hà Nội, nguyên Thứ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội, Trưởng đoàn chuyên gia kiếm Chính ủy quân tình nguyện Việt Nam tại Lào; bà Nguyễn Thị Hồng – cựu tù chính trị nhà tù Hỏa Lò, đại biểu Quốc hội các khóa 2, 3 và ông Lâm Văn Bảng – cựu tù Phú Quốc, Ủy viên Ủy ban liên lạc chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày TP Hà Nội, Giám đốc Bảo tàng chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày. Những chia sẻ của các nhân chứng giúp khách mời tham gia chương trình hiểu thêm về những động lực, niềm tin đã giúp họ vượt qua những khắc nghiệt của cuộc sống tù đày, giữ trọn tấm lòng kiên trung với Đảng, với cách mạng. Chuyên đề trưng bày từ ngày 18/01/2018 đến ngày 14/02/2018 
Các đại biểu thăm khu trưng bày


Khu trưng bày thu hút nhiều khách nước ngoài đến tham quan

Quach Hương

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *