Ngày 11/9/2014, Sở VHTTDL HN tổ chức báo cáo kết quả và khen thưởng thành tích của các câu lạc bộ ca trù Hà Nội tham gia Liên hoan ca trù toàn quốc năm 2014. Tại buổi gặp mặt có đại diện Cục Di sản văn hóa – Bộ VHTTDL, lãnh đạo Sở và các phòng ban Sở VHTTDL, các câu lạc bộ ca trù và một số cơ quan thông tấn báo chí Thành phố.
Danh mục: Di sản – Bảo tồn
Di sảnKết quả liên hoan ca trù toàn quốc năm 201430/08/2014
Tối 29/8/2014, tại Viện Âm nhạc, Hà Nội, Liên hoan ca trù toàn quốc năm 2014 đã bế mạc sau 7 buổi trình diễn (từ ngày 26/8 đến 29/8). Liên hoan Ca trù toàn quốc năm 2014 thu hút hơn 300 nghệ sĩ tới từ 25 câu lạc bộ thuộc 12 tỉnh, thành phố, với 126 tiết mục tham gia. Riêng đoàn Hà Nội có 10 câu lạc bộ tham gia, với tổng số: 95 thành viên gồm 45 ca nương, 17 kép đàn, 15 trống chầu, 18 thành viên múa, trong đó nghệ nhân cao tuổi nhất 89 tuổi, nghệ sĩ trẻ nhất mới lên 4 tuổi.
Di sảnLiên hoan Ca trù toàn quốc năm 201426/08/2014
Tối ngày 26/08/2014 lúc 20h, tại Viện Âm nhạc – Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam diễn ra lễ khai mạc Liên hoan Ca trù toàn quốc năm 2014 do Viện Âm nhạc – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức. Tới dự lễ khai mạc có ông Vương Duy Biên – NSUT – Thứ trưởng bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, PGS.TS. Lê Văn Toàn – Viện trưởng Viện Âm nhạc Việt Nam, nhiều GS, nhà nghiên cứu văn hóa, nghệ nhân … đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và gần 300 nghệ sỹ đến từ 26 đơn vị, câu lạc bộ ca trù của 12 tỉnh, thành phố có loại hình nghệ thuật này tham gia Liên hoan ca trù toàn quốc 2014.
Di sảnTập huấn nghiệp vụ kiểm kê DSVHPVT cho cán bộ cơ sở năm 2014 (đợt 3)22/08/2014
Sáng 20/8/2014, tại Hội trường Huyện ủy huyện Đan Phượng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy giá trị di sản văn hóa (CCH) tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ Kiểm kê Di sản văn hóa phi vật thể cho cán bộ cơ sở các huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Quốc Oai và Thạch Thất. Đây là lớp tập huấn thứ 3 trong năm 2014 trong khuôn khổ Đề án Tổng kiểm kê, bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể Hà Nội.
Di sảnTập huấn nghiệp vụ kiểm kê DSVHPVT huyện Mỹ Đức21/08/2014
Ngày 21/8/2014, tại Hội trường Huyện ủy Mỹ Đức, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội phối hợp với CCH tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ Kiểm kê DSVHPVT cho cán bộ cơ sở các huyện Mỹ Đức và huyện Ứng Hòa. Đây là lớp tập huấn thứ hai của đợt 3 năm 2014 trong khuôn khổ Đề án Tổng kiểm kê, bảo vệ DSVHPVT Hà Nội. 120 học viên tham dự lớp, trong đó Ứng Hòa có 63 học viên văn hóa đến từ 29 xã, thị trấn và 2 học viên của Phòng VH&TT; Mỹ Đức có 55 học viên gồm 12 cán bộ Phòng VH&TT và 43 cán bộ văn hóa đến từ 22 xã, thị trấn.
Di sảnPhố mới đặt tên: PHỐ PHÚ THƯỢNG21/07/2014
Phố Phú Thượng (quận Tây Hồ) dài 700m, rộng 17,5m đoạn từ số nhà 75 tổ 38 cụm 6, giao với phố dự kiến đặt tên Phú Xá đến ngách 15/180 đường An Dương Vương.
Di sảnHội thảo góp ý đề án phát huy giá trị ” không gian lễ hội Gióng ” tại Gia Lâm và Sóc Sơn24/06/2014
Ngày 23/6/2014, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Nội tổ chức Hội thảo góp ý Đề án Phát huy giá trị "Không gian lễ hội Gióng" tại Gia Lâm và Sóc Sơn để lấy ý kiến của các chuyên gia về văn hoá – du lịch, chính quyền địa phương sở tại, BQL các di tích cùng các cơ quan hữu quan. Đ/c Mai Tiến Dũng – Phó Giám Sở chủ trì hội thảo.
Di sảnHội Gióng Phù Đổng năm 201424/05/2014
Hàng năm, cứ đến tháng 4 (Âm lịch), người dân xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội lại tưng bừng với lễ hội cổ truyền, tưởng nhớ vị anh hùng huyền thoại Phù Đổng Thiên Vương (Thánh Gióng), người đã có công phá tan giặc Ân xâm lược bảo vệ bờ cõi.
Di sảnPhú Xuyên đi đầu trong nâng cao nhận thức về di sản văn hóa phi vật thể.24/05/2014
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đã và đang đẩy mạnh thực hiện đề án: “Tổng kiểm kê, bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể Hà Nội” theo chủ trương của Thành ủy và Ủy ban NDTP Hà Nội.
Di sảnHÀ NỘI TRIỂN KHAI KIỂM KÊ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ24/05/2014
Kiểm kê là một trong những biện pháp bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể. Khác với kiểm kê hiện vật tài liệu trong bảo tàng và kiểm kê các di sản vật thể là các công trình kiến trúc, di chỉ khảo cổ, danh lam thắng cảnh, kiểm kê di sản văn hoá phi vật thể đòi hỏi phải nhận diện "sự sống của di sản" tức là phải tìm ra người nắm giữ tri thức, kỹ năng thực hành di sản
Di sảnVăn bản số 31/BVHTTDL ngày 07/1: Thống nhất quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn09/01/2014
Bộ VHTTDL đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xem xét, thống nhất việc giao quản lý toàn bộ Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn về một đầu mối là Sở VHTTDL Hà Nội
Di sảnĐặc sắc các hoạt động văn hóa dịp Tết26/12/2013
TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch tổ chức hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao mừng Xuân Giáp Ngọ 2014 và kỷ niệm 84 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2014)
Di sảnDi tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Cổ Loa25/12/2013
Di tích Cổ Loa thuộc địa phận huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Tại địa điểm này đã có dấu tích của văn hóa Sơn Vi, thuộc hậu kỳ đồ đá cũ, cách đây khoảng 20.000 năm đến 11.000 năm. Khoảng 4.000 năm trước, những cư dân thuộc văn hóa Phùng Nguyên cũng đã định cư trên mảnh đất này. Vào khoảng năm 208 trước Công nguyên, sau khi thống nhất hai bộ tộc Âu Việt và Lạc Việt, lập nên nhà nước Âu Lạc, An Dương Vương đã chọn vùng đất này để lập kinh đô, xây thành Cổ Loa (thành Ốc, Tư Long thành, Loa thành)… Hiện nay, di tích có phạm vi quy hoạch bảo tồn là 830 ha.
Di sảnDi tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Văn Miếu – Quốc Tử Giám25/12/2013
Văn Miếu – Quốc Tử Giám thuộc địa bàn quận Đống Đa và Ba Đình, thành phố Hà Nội
Di sảnDi tích lịch sử Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch25/12/2013
Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch thuộc địa phận phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh sống và làm việc lâu nhất trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người (từ ngày 19 tháng 12 năm 1954 đến ngày 02 tháng 9 năm 1969), đồng thời là trụ sở làm việc của Trung ương Đảng và Nhà nước Việt Nam sau khi Cách mạng tháng Tám thành công (1945).