Lễ hộiBảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích Cổ Loa27/07/2015

​Từ năm 2007 đến nay, đã có nhiều cuộc khai quật, nghiên cứu về khu du tích Cổ Loa, xã Cổ Loa, huyện Đông Anh. Kết quả đã thu được những thành tựu đáng ghi nhận và điều cần thiết lúc này là phải bảo tồn cũng như phát huy giá trị của của Thành Cổ Loa.

Lễ hộiVăn hoá làng- xã27/07/2015

​Theo Từ điển tiếng Việt (Trung tâm Từ điển học- 1995), "làng là khối dân cư ở nông thôn làm thành một đơn vị có đời sống riêng về nhiều mặt và là đơn vị hành chính thấp nhất thời phong kiến" Ngày nay, ở nông thôn lấy đơn vị xã làm cơ sở thấp nhất. Xã bao gồm một số thôn vốn là làng trước đây. Cũng có xã chỉ là một làng cũ. Bởi vậy, làng- xã có mối quan hệ tương đồng về chính trị- kinh tế- văn hoá- xã hội. Ở đó, dân sống chung trong lũy tre xanh, trên một địa bàn và thường có cùng một phong tục, tập quán, một nghề nông chủ yếu và một số nghề phụ. Họ cùng chung một ngôi đình, thờ chung một thành hoàng, một ngôi chùa thờ Phật- mẫu, cũng có thể một nhà thờ Thiên chúa giáo nếu ở đó đông giáo dân. Những làng cổ hình thành lâu đời thường chỉ có một số dòng họ; còn những làng do khai hoang, di dân mà lập nên lại đông đảo người bốn phương đến hội tụ.

Lễ hộiKhai thác giá trị không gian Hội Gióng để phát triển du lịch25/07/2015

​Vừa qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội tổ chức hội thảo khoa học "Đề án phát huy giá trị không gian lễ hội Gióng tại huyện Gia Lâm và Sóc Sơn" nhằm nâng cao nhận thức của những người quản lý và cộng đồng; bảo tồn và phát huy giá trị không gian lễ hội Gióng nhằm phát triển du lịch, quảng bá di sản tới bạn bè trong và ngoài nước. 

Lễ hộiĐộc đáo lễ hội đền Gióng Phù Đổng15/06/2015

​Sau 5 năm kể từ ngày UNESCO chính thức công nhận Hội Gióng ở đền Phù Đổng (huyện Gia Lâm) và đền Sóc (huyện Sóc Sơn) là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, năm nay, Hội Gióng ở đền Phù Đổng lại được tổ chức với quy mô hội chính. Đây là sự kiện thu hút sự mong đợi của người dân làng Phù Đổng và hàng ngàn khách thập phương.

Lễ hộiLễ hội vật trâu giằng búa (Phú Thọ)25/12/2013

Lễ hội vật trâu giằng búa của thôn Bến Bây, xã Chí Chủ xưa (nay là xã Chí Tiên, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ). Làng Chí Chủ trước đây có 3 thôn, mỗi thôn thờ một ông thành hoàng, đều có sắc phong của các triều đại phong kiến xưa. Do chiến tranh nhiều năm đình làng không còn nữa, ngày nay chỉ còn lại 7 sắc phong của triều Nguyễn. Sắc phong vị thành hoàng Đào tướng quân của vua Minh Mạng (1820 – 1840).​

Lễ hộiHội làng Bát Tràng25/12/2013

Bát Tràng là một làng cổ nằm ở bờ bắc sông Hồng, nay thuộc xã Bát Tràng huyện Gia Lâm. Hơn 600 năm trước, có người họ Nguyễn từ Vĩnh Ninh (Thanh Hóa) đến đây lập nghiệp. Tiếp đó, 5 cụ họ Lê, Trần, Vương, Phạm, Nguyễn đem gia đình đến vùng 72 gò đất trắng lập phường sản xuất gốm gọi là Bạch Thổ phường. Trải theo năm tháng, nghề gốm ngày càng phát đạt và những người ở Bồ Bát (Ninh Bình) kéo ra ngày càng đông.​

Lễ hộiLễ hội văn hóa Nhật Bản chào năm mới 201425/12/2013

​Chương trình Lễ hội văn hóa Nhật Bản chào năm mới 2014 “AKE OME! 2014” sẽ khai mạc vào 9 giờ, ngày 29/12, tại Trung tâm Triển lãm Giảng Võ, Hà Nội. Lễ hội sẽ thỏa mãn cho những ai yêu thích và quan tâm đến văn hóa Nhật Bản nói chung và văn hóa Yosakoi nói riêng.

Lễ hộiLễ hội chùa Hương 2013: nhiều đổi mới tích cực24/12/2013

​Lễ hội chùa Hương xuân 2013 chính thức khai hội từ ngày 15-2 (tức 6 tháng Giêng năm Quý Tỵ ). Với chủ đề Nét đẹp truyền thống văn hóa Việt, lễ hội du lịch chùa Hương năm 2013 là một trong những sự kiện văn hóa mở đầu cho Năm du lịch quốc gia đồng bằng sông Hồng – Hải Phòng.