Nghệ thuật

2 không gian nghệ thuật đương đại của Việt Nam lọt top 10 thế giới

Trong thời đại mà những xung đột tôn giáo, phân biệt chủng tộc và căng thẳng chính trị ngày một leo thang, nhiều nghệ sĩ trên thế giới đã cố gắng thể hiện cái nhìn của họ với các vấn đề xã hội dưới con mắt nghệ thuật của họ. Và những nơi trưng bày […]

Trong thời đại mà những xung đột tôn giáo, phân biệt chủng tộc và căng thẳng chính trị ngày một leo thang, nhiều nghệ sĩ trên thế giới đã cố gắng thể hiện cái nhìn của họ với các vấn đề xã hội dưới con mắt nghệ thuật của họ. Và những nơi trưng bày […]

Trong thời đại mà những xung đột tôn giáo, phân biệt chủng tộc và căng thẳng chính trị ngày một leo thang, nhiều nghệ sĩ trên thế giới đã cố gắng thể hiện cái nhìn của họ với các vấn đề xã hội dưới con mắt nghệ thuật của họ. Và những nơi trưng bày các tác phẩm này được gọi là không gian văn hóa nghệ thuật đương đại.

Dưới đây là 10 không gian nghệ thuật đương đại tuyệt vời nhất ở Đông Nam Á những năm gần đây.

Manzi, Hà Nội, Việt Nam

Hẳn nhiều người không còn xa lạ với cái tên Manzi – không gian của những bức tranh và tác phẩm sắp đặt ở Hà Nội. Manzi bắt đầu xuất hiện trong làng nghệ thuật đương đại Hà Nội từ năm 2012. Cái tên Manzi xuất phát từ một cách gọi trại đi trong từ ngữ của người miền bắc Việt Nam, có nghĩa là hoang dã, man rợ hoặc tự do. Không gian này được xây dựng trong một biệt thự Pháp vô cùng thanh lịch được xây dựng năm 1920, tương phản một cách mạnh mẽ với nội dung của một chương trình đương đại như Manzi.

Không chỉ là không gian nghệ thuật, Manzi còn bao gồm một quán cà phê ở tầng một. Ở đây còn  tổ chức các cuộc hội đàm về vấn đề nghệ thuật hoặc xã hội, hội thảo thực hành, thơ ca văn học, các buổi triển lãm của nghệ thuật thị giác và sắp đặt.

The Factory, Hồ Chí Minh, Việt Nam

Tên gọi của nơi này có thể khiến bạn nghĩ rằng nơi đây trước kia có thể là một nhà máy hay khu công nghiệp, nhưng thực ra nơi đây được xây dựng để trở thành không gian nghệ thuật đương đại đầu tiên của Việt Nam.

Với hơn 500m cho các cuộc triển lãm công cộng, nhiệm vụ của The Factory là giới thiệu về các tác phẩm nghệ thuật thực nghiệm và các nghệ sĩ mới nổi. Các ghi chú về nghệ sĩ và tác phẩm được trình bày tỉ mỉ và những người môi giới nghệ thuật được đào tạo để giới thiệu về các tác phẩm cho du khách. Ngoài ra, nơi đây còn có quán cà phê, quầy bar và nhà hàng phục vụ các nguyên liệu địa phương có nguồn gốc hữu cơ.

Hin Bus Depot, George Town, Penang, Malaysia

Hin Bus Depot được mở cửa năm 2014 bởi nghệ sỹ đường phố nổi tiếng Ernest Zacharevic. Mục tiêu hoạt động của Hin là tô điểm cho cho khu phố bằng những bức tranh tường và sắp đặt đường phố, quảng bá các chương trình của các nghệ sỹ trong nước và quốc tế, tổ chức hội thảo và chiếu các bộ phim nghệ thuật. Ngoài ra ở đây còn có một quán đồ chay, một trang trại và một phòng tập yoga.

98B COLLABoratory, Manila, Phillipines

Năm 2012, tòa nhà Perez – Samanillo, một trong những tòa nhà cao nhất Manila lúc đó, tòa nhà 98B được xây dựng theo kiến trúc Art Deco. Lúc đó, không ai biết rằng nơi này sẽ là khởi nguồn cho một sự sáng tạo bùng nổ.

Trên tầng lửng, 98B thường tổ chức các cuộc triển lãm, buổi công chiếu, hội thảo và những bữa tiệc độc đáo. Ở đây còn có một bảo tàng lịch sử nhỏ và một khu “vườn ươm nghệ sĩ”, nơi các nghệ nhân, nghệ sĩ từ mọi tầng lớp trưng bày, giới thiệu các sản phẩm của họ.

Ne’-Na, Chiang Mai, Thái Lan

Ne’-Na (phát âm giống như Nina) cung cấp một không gian ở Chiang Mai cho các nghệ sỹ cư ngụ, bao gồm cả phòng sáng tác, phòng sinh hoạt, phòng triển lãm và nhiều địa điểm phục vụ sáng tác và nghệ thuật khác. Ne’-Na còn chiếm một khu vực ở bảo tàng nghệ thuật Monfai gần trung tâm hơn, trong khi khu Mae Rim cách trung tâm khoảng 20 km là một khu vực ngoại ô xanh mát, yên tĩnh.

Ne’-Na, có nghĩa là “ở đây” trong  tiếng Thái, được lập ra bởi sự hợp tác giữa các nghệ sĩ Thái Lan và Thụy Điển vào năm 1998, nhằm thúc đẩy việc trao đổi giữa các nền văn hoá và truyền thông. Các nhà làm phim, biên đạo múa, nhiếp ảnh gia, nhà soạn nhạc và nhiều nhiều nhà nghệ thuật khác đã tìm thấy nguồn cảm hứng ở đây.

Romcheick Pram, Battambang , Campuchia

Từ khởi đầu là bốn căn chòi đơn giản cho các nghệ sĩ địa phương một mái nhà và không gian sáng tác vào năm 2011, nay đã trở thành một khu trưng bày nổi bật về các tác phẩm nghệ thuật thị giác ở thành phố Battambang – được coi là thủ phủ của nghệ thuật đương đại ở Campuchia.

Ngày nay, Romcheick vẫn còn là nơi cư trú của một số nghệ sỹ và việc trưng bày, quảng bá các tác phẩm của họ ở trong và ngoài nước cũng mang lại sự hỗ trợ cho trung tâm.

Ở một đất nước đã từng là nơi không có ai không bị ảnh hưởng bởi bạo lực và bóc lột bởi chế độ độc tài Pol Pot, một họa sỹ như Hour Seyha đã xây dựng một nền tảng để giới nghệ thuật ở đây có thể vẽ ra những câu chuyện mới. Dự án kế tiếp của Romcheick: một viện bảo tàng trường tồn về nghệ thuật hiện đại sẽ được ra mắt vào năm 2018.

The Substation, Singapore

Toà nhà này từng là một trạm biến áp điện. Từ năm 1990, tòa nhà được đổi tên và trở thành địa điểm để tổ chức các cuộc triển lãm và biểu diễn, biến nó trở thành “cái nôi” của các không gian nghệ thuật sáng tạo trong thành phố. Nhà hát 108 chỗ này ngồi thường xuyên tổ chức các buổi hòa nhạc đọc thơ, chiếu phim,… Cách trang trí với các tác phẩm nghệ thuật và các buổi trình diễn nhỏ nhưng đặc sắc có thể xuất hiện ở mọi nơi trong tòa nhà – từ trên mái nhà, hành lang đến cửa sập, tầng hầm.

Quán cà phê Timbre cũng thường xuyên tổ chức các buổi trình diễn thu hút mọi người có đam mê về nghệ thuật. Ngoài ra còn có các phòng hội nghị ở tầng trên cung cấp cho tất cả mọi người có niềm yêu thích đối với nghệ thuật một nơi để trau dồi tài năng, ý tưởng sáng tạo của họ.

Myanm/art, Yangon, Myanmar

Trước khi trở thành tòa nhà Myanm/Art vào tháng 4 năm 2016, biệt thự theo kiến trúc thực dân 100 năm tuổi này là nơi một gia đình người Hoa-Miến Điện sinh sống. Ngày nay, tòa nhà trở thành nơi trưng bày từ các tác phẩm nghệ thuật bình dân tới các bức tranh sơn dầu của Aung Myint, cha đẻ của nền nghệ thuật hiện đại ở Myanmar.

Các tác phẩm được trưng bày chắc chắn không phải là những bức tranh du lịch bình thường miêu tả các ngôi chùa hay nhà sư mà Myanm/Art là nơi mà các nghệ sỹ trẻ và có tiềm năng tự do sáng tạo. Cuộc gặp gỡ giữa các nghệ sỹ, phòng đọc sách, nơi ra mắt các tác phẩm, Trung tâm Tài nguyên Nghệ thuật Myanmar,… được tổ chức ở đây, có thể khiến du khách mở rộng tầm mắt. Vượt qua giới hạn của những bức tường, Myanm/Art còn là nơi cung cấp các tour du lịch để khám phá nhiều nét đẹp trong khung cảnh nghệ thuật của Yangon.

Cemeti – Viện Nghệ thuật và Xã hội, Yogyakarta, Indonesia

Nền nghệ thuật đương đại lâu đời nhất ở Indonesia, ở tỉnh Yogyakarta trên đảo Java, đã có lịch sử 30 năm và ngày càng được đổi mới. Tòa nhà Cemeti trở thành của Viện Nghệ thuật và Xã hội năm 1999, đã từng nhận được nhiều lời khen ngợi và giải thưởng về cấu trúc tự nhiên của nó.

Năm nay nhóm thiết kế người Hà Lan Collective Duo đã thiết kế lại không gian của tòa nhà, theo cách độc đáo và phá cách hơn nhưng vẫn mang có những nét đặc trưng của Indonesia. Cemeti có nghĩa là roi – tượng trưng cho một mong muốn thúc đẩy nghệ thuật – và nó sẽ tiếp tục mục đích sử dụng vai trò của nghệ thuật vào việc giải quyết các vấn đề của cộng đồng.

N22, Bangkok, Thailand

Vào năm 2015, 3 nhân vật: Tentacles Gallery, Gallery Ver và Be Takerng Pattanopas đã xây dựng một không gian nghệ thuật độc đáo từ một nhà kho chứa gỗ cũ kỹ ở giữa Bangkok. Năm nghệ sĩ khác đã tham gia vào nhóm, mỗi người trong số họ thực hiện các dự án riêng của mình, thể hiện phong cách nghệ thuật tự do, nhưng cùng có sự nhấn mạnh về xây dựng nghệ thuật góc cạnh.

C.H (Theo The Guardian)

Theo MaskOnline

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *