Gia đình

87,5% hộ gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”

Theo Báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 49-CT/TW, ngày 21/2/2005, của Ban Bí thư “về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, tính đến nay, trên toàn thành phố Hà Nội đã có 87,5% hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa; 71,5% đạt tổ dân phố văn hóa.


Sau 15 năm thực hiện Chỉ thị số 49-CT/TW, công tác xây dựng gia đình trên địa bàn thành phố đạt được nhiều kết quả quan trọng. Trong đó, nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân về vị trí, vai trò của gia đình đối với sự phát triển bền vững đã có nhiều chuyển biến tích cực. Công tác quản lý nhà nước về gia đình được tăng cường. Công tác giáo dục đời sống gia đình và trách nhiệm của các ngành, các cấp trong công tác gia đình được đặc biệt quan tâm…

Việc thúc đẩy phát triển kinh tế gia đình, tích cực tham gia xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa có nhiều chuyển biến rõ nét. Tỷ lệ hộ gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa” trung bình hằng năm đạt trên 85% (so với tổng số hộ dân). Công tác xây dựng mô hình “Làng văn hóa” đạt tỷ lệ 60,5% thôn, làng đạt danh hiệu “Làng Văn hóa”; xây dựng mô hình “Tổ dân phố văn hóa” đến nay đạt 71,5%. Tính đến nay, trên toàn thành phố đã có 87,5% hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa; 71,5% đạt tổ dân phố văn hóa. Phong trào xây dựng “Gia đình văn hóa” đã góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, tăng cường, củng cố hệ thống thiết chế văn hóa ở cơ sở; góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, tác động hiệu quả vào phong trào phát triển kinh tế hộ gia đình.

Qua 15 năm triển khai Chỉ thị số 49-CT/TW, nhận thức của cán bộ các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể, cộng đồng và nhân dân trên địa bàn thành phố về phòng, chống bạo lực gia đình ngày càng nâng cao; việc thay đổi hành vi về bạo lực gia đình, bất bình đẳng giới có chiều hướng tích cực, góp phần phát huy các chuẩn mực đạo đức, văn hóa con người Việt Nam trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước; đề cao đạo đức, lương tâm, trách nhiệm của mỗi người với bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội; ngăn chặn sự xuống cấp về đạo đức trong gia đình; xây dựng, giữ gìn hạnh phúc bền vững của mỗi gia đình hướng tới sự ổn định, bình đẳng, văn minh…

Công tác giáo dục đời sống gia đình và trách nhiệm của các ngành, các cấp trong công tác gia đình được đặc biệt quan tâm.

Từ những kết quả đạt được, Thành ủy đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể trong thực hiện Chỉ thị số 49-CT/TW, ngày 21/2/2005, của Ban Bí thư “về xây dựng gia đình thời kỳ CNH0HĐH đất nước” trên địa bàn thành phố thời gian tới. Trong đó, tiếp tục quán triệt, chỉ đạo và triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 49- CT/TW và các chương trình, kế hoạch, đề án của UBND thành phố về công tác xây dựng gia đình.

Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách và công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực gia đình; tạo sự chuyển biến, tiến bộ trong công tác bảo vệ, xây dựng môi trường sống an toàn và lành mạnh cho các thành viên trong gia đình; chăm lo, cải thiện đời sống văn hóa, tinh thần và đảm bảo việc thực hiện các giải pháp xây dựng gia đình, nhất là đối với các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn ngày càng hiệu quả hơn, tạo điều kiện cho mọi gia đình được phát triển một cách toàn diện.

Bình Dương

Theo MaskOnline

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *