Tin trong nước

Hội nghị lấy ý kiến doanh nghiệp du lịch: Tiếng nói từ các đơn vị điều hành.

​Tham gia vào Hội nghị lấy ý kiến doanh nghiệp du lịch phục vụ công tác quản lý Nhà nước về du lịch ngày 05 tháng 12 vừa qua do Bộ VHTTDL tổ chức. Các đại diện, các nhà điều hành doanh nghiệp đã thẳng thắn nói lên thực trạng về du lịch Việt Nam trong những năm vừa qua.​

 

Có từ 5 đến 7 khách Nhật bị cướp, giật, móc túi mỗi tháng là một con số mà bất kỳ ai hoạt động trong ngành du lịch nghe thấy đều giật mình. Con số này được Ông Quốc Kỳ – Tổng giám đốc Công ty Du lịch VietTravel đưa ra ngay trong hội nghị. Ông cũng thẳng thắn cho biết: nếu như dựa theo con số của các nhà quản lý thì chỉ có từ 5-7 trường hợp bị cướp, giật mỗi năm nhưng mà trên thực tế khách của Viettravel thì mỗi tháng có từ 5-7 vụ cướp. Điều này là một trong những nguyên nhân khiến cho 70% khách quốc tế khi được hỏi đều nói không muốn quay trở lại Việt Nam.

 

5 đến 7 khách Nhật bị cướp, giật, móc túi mỗi tháng là một con mà các nhà quản lý phải lưu tâm nếu muốn du lịch Việt nam phát triển

Bên cạnh thực trạng đó khi được hỏi về khả năng phát triển của ngành du lịch Ông Kỳ có ý kiến: Nhà nước cần có những chính sách cụ thể hơn về việc sử dụng và khai thác tài nguyên cũng như các di sản phục vụ cho du lịch. Hiện nay nguồn tài nguyên đặc biệt là các di sản của đất nước – những tài sản vô giá của quốc gia đang được khai thác triệt để kiểu tận thu mà chưa có các kế hoạch dài hạn gây thất thoát và lãng phí. Tổng Cục Du lịch đã có nhiều chiến dịch maketing hỗ trợ cho các doanh nghiệp như Giảm giá giờ vàng; Hỗ trợ giảm giá vé máy bay…song chính các doanh nghiệp cần có ý thức hơn trong việc tận dụng những cơ hội này. Bởi tất cả các công ty đều có những chiến dịch maketing riêng cho doanh nghiệp của mình bên cạnh những chiến dịch maketing chung được Tổng Cục Du lịch đề ra nhưng maketing cần phải được hiểu rõ là không phải chỉ để bán. Maketing còn là để xây dựng một thương hiệu, một thị trường ổn định. Thời gian vừa qua, các doanh nghiệp du lịch đã đua nhau để maketing, giảm giá, khuyến mãi, tặng quà…tất cả chỉ là để bán sản phẩm của doanh nghiệp mình, chính điều này đã đưa đến 1 thị trường chung của du lịch không ổn định, kém chất lượng, cạnh tranh không lành mạnh.

Ngoài ra Tổng Giám đốc VietTravel cho biết một ý tưởng rất thú vị của công ty đó là: Bắt đầu từ năm 2013, Viettravel sẽ phát cho khách du lịch của công ty mỗi người vài túi đựng rác để tránh tình trạng xả rác bừa bãi của khách du lịch. Túi đựng rác này được sản xuất từ giấy tái chế, không sử dụng túi ni lông để đảm bảo cho một môi trường xanh, sạch dài lâu. Không chỉ có vậy, nhân viên của Vietravel sẽ dành 1 ngày trong 1 tháng để dọn rác các khu vực mà công ty có hoạt động thăm quan du lịch. Đấy là một hành động đáng khen và rất tích cực của Viettravel trong việc định hướng phát triển du lịch bền vững của đất nước.

 

Công ty du lịch Hòa Bình- 1 trong 10 đơn vị nhận danh hiệu Top 10 công ty Du lịch của Việt Nam.

Việc nhái thương hiệu không lành mạnh cũng là một vấn đề lớn của ngành du lịch Việt Nam. Trong những năm gần đây, việc nhái thương hiệu bằng cách chỉ sửa đổi 1 chữ hoặc logo trở nên phổ biến điều này gây ra nhiều bức xúc cho những doanh nghiệp du lịch chân chính. Thậm trí có nhiều doanh nghiệp còn bê nguyên cả thiết kế website, nội dung chương trình du lịch, các tour được thiết kế riêng và tất nhiên tên thương hiệu của một đơn vị du lịch đã có tiếng khác sang để sử dung cho đơn vị mình. Bà Hoa Lệ – Tổng giám đốc Công ty Du lịch Hòa Bình bày tỏ bức xúc về việc thương hiệu của công ty du lịch Hòa Bình được gây dựng suốt nhiều năm và không đơn giản gì khi du lịch Hòa Bình được xếp hạng là 1 trong 10 công ty du lịch đứng đầu Việt Nam về chất lượng cũng như dịch vụ. Vậy nhưng đã bị đơn vị khác nhái lại một cách trắng trợn về cả tên gọi lẫn nội dung các chương trình tour. Bà cho biết: điều đáng nói nhất đó là chính bởi sự trùng tên mà khách du lịch sẽ nhầm công ty, thiệt hại về kinh tế không đáng kể bằng thiệt hại về uy tín thương hiệu. Điều này cũng gián tiếp ảnh hưởng đến uy tín của thương hiệu du lịch Việt nam.

Ngoài những ý kiến kể trên, tại hội nghị còn có rất nhiều ý kiến của các doanh nghiệp du lịch khác về những vấn đề nổi cộm của du lịch Việt như: nạn chặt chém khách du lịch, khai thác tận thu thiếu tính định hướng, người dân tại các khu vực được chọn để khai thác du lịch không được hưởng gì ngoài trừ việc bán đất, vấn đề này về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến an sinh xã hội…

Qua cuộc Hội nghị lấy ý kiến doanh nghiệp du lịch phục vụ công tác quản lý Nhà nước về du lịch này, các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách đã có cái nhìn tổng quát hơn về thực trạng du lịch Việt Nam để từ đó có định hướng trong việc phát triển du lịch Việt Nam.

NLH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *