Sự kiện

Phật thủ đắc sở

Quả phật thủ có quanh năm nhưng đặc biệt hút khách mỗi dịp Tết Nguyên đán bởi theo quan niệm xưa, đây là thứ quả có tác dụng lưu giữ thần, phật trong nhà để phù hộ cho gia chủ.  Ở làng phật thủ Đắc Sở (huyện Hoài Đức), loại quả  có hình dáng như […]

Quả phật thủ có quanh năm nhưng đặc biệt hút khách mỗi dịp Tết Nguyên đán bởi theo quan niệm xưa, đây là thứ quả có tác dụng lưu giữ thần, phật trong nhà để phù hộ cho gia chủ.  Ở làng phật thủ Đắc Sở (huyện Hoài Đức), loại quả  có hình dáng như bàn tay phật đã giúp cuộc sống của  người nông dân ngày càng khấm khá.

Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Nông dân xã Đắc Sở cho biết, Phật thủ “bén duyên” với đất Đắc Sở nhờ bàn tay của ông Nguyễn Văn Quang. Năm 2002, ông Quang đã đem về làng 4 cây phật thủ, lúc ấy vốn rất lạ lẫm với người dân nơi đây đang quen với cam Canh đem lại giá trị kinh tế cao gấp nhiều lần trồng lúa. 4 cây phật thủ ấy lớn nhanh, ra hoa, kết trái và khiến ông Quang cũng như người dân Đắc Sở ngạc nhiên bởi hiệu quả kinh tế mà nó mang lại. Ông Nguyễn Đình Lê, Nguyễn Văn Thiết nhân giống, phát triển thêm diện tích lớn đất canh tác. Nhận thấy nguồn lợi nhuận lớn từ loại cây mới này mang lại, số hộ trồng phật thủ ngày công đông, Đến bây giờ, toàn xã đã có khoảng 450 hộ trồng với diện tích lên đến 220ha. Năm 2013, Hội sản xuất và kinh doanh phật thủ xã Đắc Sở đã chính thức được thành lập với 40 thành viên.

Phật thủ là giống cây thuộc họ cam, bưởi nhưng có điểm khác là thân xốp, dễ gãy nên phải có giá đỡ. Vòng đời của cây ngắn, chỉ khoảng 5- 6 năm, cho sản lượng quả nhiều nhất từ 2 đến 3 tuổi. Cây ra hoa quanh năm nhưng thường được các chủ vườn dùng các bí quyết để có hoa nhiều hơn phục vụ dịp Tết Nguyên đán. Hoa phật thủ  giống hoa chanh. Từ lúc ra hoa đến khi thu hoạch được thường mất 5- 6 tháng. Quả phật thủ lúc mới ra có màu xanh, khi chín thì có màu vàng ươm trông rất bắt mắt và có hương thơm dịu nhẹ. Đặc biệt, đây là loại quả bày trên ban thờ ở nhiệt độ thường được vài tháng. Phật thủ có giá từ vài chục nghìn đến vài trăm, thậm chí cả chục triệu đồng (năm 2013, có quả phật thủ Đắc Sở khi đến tay khách hàng đã có giá 10 triệu đồng). Một quả phật thủ đẹp phải đáp ứng các tiêu chuẩn: Màu sáng, bóng, không bị xỉn, trên quả có nhiều tay, nhiều ngón (càng dài càng đẹp), bố trí đều, cân đối. Theo dân chơi phật thủ, quả nào có ngón cuối cùng là chữ Thái (theo cách tính Thịnh- Suy- Vi- Thái là những quả mà dù giá có cao, người chơi cũng cố mua cho bằng được).

Quả phật thủ từ Đắc Sở đã có mặt khắp các vùng miền của Thủ đô. Bởi người dân Đắc Sở còn được đánh giá là biết cách quảng bá, giới thiệu sản phẩm của mình. Không chỉ quảng bá trên mạng internet, tham gia hội chợ ở Hà Nội, năm 2013, những nông dân Đắc Sở còn lặn lội vào tận Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh để chào hàng và ngay lập tức chinh phục những “thượng đế” đất phương nam. Chính vì vậy, sản phẩm của Đắc Sở hầu hết được bán buôn.  Cách tết âm lịch vài ba tháng, các thương lái đã tìm về Đắc Sở mua cả vườn quả. Chủ vườn chỉ cần phải chăm cây. Thương lái thuê người bảo vệ. Như vậy, nghề trồng phật thủ ở Đắc Sở đã giải quyết được việc làm cho nhiều lao động địa phương và các vùng lân cận.

Gom góp tinh tuý của đất trời trong hình hài, màu sắc, mùi hương,   Phật thủ đã trở thành thứ quả quý, được bày trong mâm ngũ quả thờ cúng tổ tiên, làm cho mùa Xuân thêm hương sắc.

1

Phật thủ đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân Đắc Sở

 Minh Huệ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *