Hà Nội nghĩa là “trong lòng sông” (Hà : sông, Nội : bên trong). Con Sông Hồng bao quanh Hà Nội dài khoảng 30km . Hà Nội là Thủ đô cổ, thành lập năm 1010 trong triều đại nhà Lý
Ở Hà nội, du khách sẽ thưởng thức sự kết hợp có một không hai của văn hóa truyền thống, thanh lịch và sự tiến bộ. Phía Bắc của thành phố sở hữu những kiến trúc độc đáo với những ngôi biệt thự thời Pháp thuộc ẩn mình dưới những gốc cây cổ thụ già. Tuy nhiên, những nơi khác của Hà Nội đang trải qua những thay đổi lớn. Nhiều con đường lớn, rộng đang được tạo ra; các khách sạn, các tòa nhà cao tầng đang được xây dựng khắp nơi,khiến Hà Nội bắt đầu mang dáng dấp của thành phố hiện đại. Sân bay quốc tế Nội Bài cách 35km từ trung tâm của Hà Nội, là một trong hai sân bay lớn nhất ở Việt Nam. Sân bay đang được hiện đại hoá. Nét đặc trưng khác của Hà Nội chính là việc thành phố có tới 18 vùng hồ tuyệt đẹp, khác nhau, những nơi này được xem như lá phổi của thành phố, với những vườn cây xanh tươi bao xung quanh hồ, cung cấp nguồn năng lượng chủ yếu cho thành phố.
Phố Cổ
Phố Cổ nằm ở phía Bắc hồ Hoàn Kiếm. Trước đây, các con phố đều được được sử dụng hết cho hoạt động thương mại. Mỗi phố kinh doanh một mặt hàng khác nhau. Đó là lý do tại sao nhiều tên đường phố bắt đầu bằng từ HÀNG, có nghĩa chỉ đến nghề nghiệp hay sản phẩm được kinh doanh
Nhà thờ lớn Hà Nội hay còn được gọi làThánh đường Hà Nội
Nguyên thủy, nhà thờ này có tên là Nhà thờ Thánh Giuse (Saint Joseph). Đây là ngôi thánh đường lớn nhất ở Hà Nội được tôn phong là “Nhà thờ chính tòa kính Thánh Giuse”. Lễ khánh thành được tổ chức đúng vào Lễ Giáng sinh năm Đinh Hợi 1887 sau hai năm xây dựng.
Nhà hát lớn hay còn gọi là Nhà hát Opera Hà Nội
Nhà hát Opera Hà Nội được xây dựng bắt đầu vào năm 1901 và hoàn thành vào năm 1911. Nó mô phỏng theo phong cách nhà hát Opera tại Pháp. Nó là một Nhà hát Opera đầu tiên ở Hà nội, được xây dựng trên quy mô lớn và ảnh hưởng theo phong cách kiến trúc của nhà hát Opera hiện đại tại Châu Âu . Cho tới bây giờ, đường nét kiến trúc của nó vẫn là một kiệt tác.
Quảng Trường Ba Đình
Quảng trường Ba Đình là một quảng trường khổng lồ gồm 240 ô vuông cỏ phủ đầy 32,000 m2. Ở phía tây của quảng truờng là Viện bảo tàng Hồ Chí Minh và nhà sàn Bác Hồ nơi tưởng niệm về vị lãnh tụ Hồ Chí Minh. Nằm trong cùng một khuôn viên của quảng trường còn có Phủ thủ tướng, Văn phòng Chủ Tịch nước, Văn phòng Trung ương Đảng và Nhà khách Quốc Hội
Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh
Sau hai năm xây dựng, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh chính thức được khai trương vào ngày 29 tháng 8 năm 1975. Công trình này là kết quả của sự cộng tác chặt chẽ giữa các kỹ sư Việt Nam và các kỹ sư Liên Xô. Nơi đây lưu giữ thi hài của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một người yêu nước vĩ đại mà sau này đã được quốc tế phong tặng là : “ Danh nhân Văn hoá Thế giới “vào năm 1990 nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Người.
Chùa Một cột
Chùa Một Cột có tên khác là chùa Diên Hựu hoặc Liên Hoa Đài, nằm trong quần thể chùa Diên Hựu trên đất thôn Thanh Bảo, huyện Quảng Đức, phía Tây hoàng thành Thăng Long thời Lý, nay thuộc phố Chùa Một Cột, quận Ba Đình, Hà Nội (ở bên phải Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh).
Ngôi chùa được xây dựng vào năm 1049, dưới Triều đại của Vua Lý Thái Tông. Cấu trúc của ngôi chùa được xây dựng với duy nhất một cây cột tương tự như đài sen.
Hồ Hoàn Kiếm
Hồ Hoàn Kiếm là địa linh cốt lõi của Hà Nội. Hồ Hoàn Kiếm còn được gọi là Hồ Gươm – một hồ nước ngọt tự nhiên của thành phố Hà Nội. Hồ có diện tích khoảng 12 ha. Trước kia, hồ còn có các tên gọi là hồ Lục Thủy (vì nước có màu xanh quanh năm), hồ Thủy Quân (dùng để duyệt thủy binh), hồ Tả Vọng và Hữu Vọng (trong thời Lê -Mạt) . Tên gọi Hoàn Kiếm xuất hiện vào đầu thế kỷ 15 gắn với truyền thuyết vua Lê Thái Tổ trả gươm báu cho Rùa thần. Tên hồ được lấy để đặt cho một quận trung tâm của Hà Nội ( quận Hoàn Kiếm) và là hồ nước duy nhất của quận này cho đến ngày nay.
Tây Hồ ( Hồ Tây )
Hồ Tây
Hồ Trúc Bạch
Hồ Tây và Hồ Trúc Bạch là 2 địa danh đắc địa nhất của thành phố. Hai hồ được tách biệt bởi con đường Thanh Niên dài khoảng 1km. Bao bọc quanh hồ là những rặng liễu và những cây bằng lăng – nơi yêu thích của những cặp tình nhân trẻ. Tây Hồ, cũng được gọi là Hồ Tây, là hồ lớn nhất ở Hà nội. Bao bọc quanh 500 ha trong quận Tây Hồ. Hồ Tây được tạo ra khi nước Sông Hồng tràn vào.
Văn Miếu – Quốc Tử Giám
Văn Miếu – Quốc Tử Giám là nơi vinh danh các bậc hiền tài nổi tiếng; các di tích văn hóa và là trường Đại học đầu tiên của Việt Nam.
Văn Miếu được xây dựng vào năm 1070 để tôn vinh Khổng Tử cùng các học trò của ông, và trong đó có Chu Văn An, người có đạo đức phẩm hạnh trong nền giáo dục việt Nam.
Quốc Tử Giám, hay trường Đại học đầu tiên của Viet Nam, được xây dựng vào năm 1076. Ngôi trường này đầu tiên chỉ dành riêng cho thành viên hoàng gia, và sau đó nó được mở rộng cho những học trò hiếu học, có tài năng thực sự được theo học nơi đây.
Thành Cổ Loa và Đền thờ An Dương Vương
Thành Cổ loa
Đền An Dương Vương
Thành Cổ Loa nằm ở phía Bắc cách trung tâm Hà Nội 18km, thuộc Làng Cổ Loa, Quận Đông Anh. Đây có lẽ là thành lũy cổ đại nhất ở Việt Nam. Nó được xây dựng bởi Thúc Dương Vương trong thế kỷ 3 trước công nguyên , là thủ phủ của nước Âu Lạc ( tên của nước Việt Nam lúc đó ). Nó được xây dựng và thiết kế theo hình xoắn ốc và được bao bọc bởi ba thành lũy và một hào sâu.
Làng gốm Bát Tràng
Làng Bát Tràng, ở quận Gia Lâm, ở ngoại ô Hà Nội, là vùng đất bồi mầu mỡ của con Sông Hồng, Bát Tràng nổi tiếng về truyền thống nghề thủ công , chuyên làm về tất cả các loại sứ và đồ gốm.
Làng Lụa Vạn Phúc
Làng Vạn Phúc nằm trên bờ của con sông Nhuệ, cách trung tâm Hà Nội 10km, là một làng nhỏ thuộc Hà Đông. Mọi người trong làng đều rất xuất sắc trong kỹ năng truyền thống của ngành dệt lụa. Lụa của Vạn Phúc nổi tiếng là tốt, bền mầu. Ngaỳ nay, người dân của làng đã mở rộng nghề truyền thống này trên quy mô lớn hơn . Lụa của Van Phuc không chỉ được dùng ở Viet Nam, nó cũng được xuất khẩu vào nhiều quốc gia khác khắp nơi trên thế giới.