Điểm độc đáo của tác phẩm chính là việc đạo diễn đưa những con rối và nghệ thuật trình diễn rối nước để tái hiện lại những câu chuyện ký ức, không chỉ vậy, ông còn muốn gửi gắm một ý nghĩa sâu xa về một kiếp người không khác gì những con rối khi bị nhào nặn bởi tay của kẻ khiển trò.
“Công binh, đêm dài Đông Dương” – bộ phim tài liệu này giống như một trang hồi ức lịch sử, mà nhân vật chính là những thanh niên Việt Nam bị chính quyền thực dân Pháp đã cưỡng bức sang lao động tại những công xưởng sản xuất vũ khí trước Thế chiến thứ 2. Họ lao động thế chân cho rất nhiều công nhân Pháp đã bị điều ra chiến trận chống phát xít Đức. Khi Pháp bị Đức chiếm đóng, hơn 2 vạn nhân công người Việt này đã bị quân đội Đức coi là lính đánh thuê, bị đối xử rất tàn tệ. Những công binh Việt này đeo lên cổ hai chiếc gông , họ bị quân Đức hành hạ dã man, còn các ông chủ Pháp thì bóc lột thậm tệ. Và trong câu chuyện lịch sử này đã phát hiện một chi tiết khá thú vị. Giống lúa – gạo có tên là Carmague (Cà Mạc), được trồng ở miền Nam nước Pháp, do chính những người Việt này tạo nên. Mặc dù sống dưới ách đô hộ, sự kìm kẹp của hết phát xít Đức, rồi thực dân Pháp, nhưng những người con đất Việt này vẫn tồn tại rất kiên cường, họ một lòng hướng về quê hương, âm thầm ủng hộ , góp công, góp sức cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh. Cái cay đắng cho một kiếp người ở đây là việc, sau này, khi có điều kiện hồi hương, đã rất nhiều người trở về bị coi mắc tội phản quốc vì đã từng làm cho bè lũ thực dân…Quê hương đã chối từ họ, không còn nỗi đau nào hơn. Thực tế đã cho thấy, phải qua rất rất nhiều năm sau này, sự hiểu lầm mới được giải tỏa, nhiều người mới thoát được khỏi nỗi ám ảnh đầy cay đắng này…
“Công binh, đêm dài Đông dương” do Lê Lâm đạo diễn. Ông sinh năm 1948 tại Hải Phòng, thời sinh viên, ông đã được sang Pháp du học nhờ học bổng. Với nghề đạo diễn. biên kịch phim tài liệu, Lê Lâm là một cái tên không xa lạ với giới điện ảnh VN, ông đạo diễn và biên kịch khá nhiều tác phẩm xuất sắc về Đông Dương như “Long Vân Khánh hội ” (1981), “Đế chế tàn vụn” (1984),” 20 đêm và Một ngày mưa” (2006) và gần đây nhất là “Công Bình, đêm dài Đông Dương” – đây là một bộ phim có kinh phí làm phim hạn hẹp, nhưng thành công lại rất lớn. Bộ phim đã đoạt giải đoạt Licorne d’Or tại liên hoan Phim Amiens vào năm 2012 và đoạt giải nhất của hội đồng giám khảo của Liên hoan Pessac và hai đề cử tại Festival Amterdam lần thứ 25 và tại Festival phim Hồng Kông lần thứ 37.
Để thực hiện “Công binh, đêm dài Đông Dương” đạo diễn Lê Lâm đã trở về Việt Nam nhiều lần, gặp gỡ 20 nhân chứng trong số hai vạn thanh niên Việt Nam bị cưỡng bức sang Pháp làm công binh, để làm sống lại một trang lịch sử oan ức, đau thương của những người lính thợ Việt Nam trên đất Pháp và câu chuyện của họ đã lùi sâu vào dĩ vãng và đã từng bị xã hội lãng quên . 50 năm sống và làm việc ở nước ngoài, nên đạo diễn Lê Lâm bằng sự đồng cảm của nỗi niềm một người con đất Việt sống xa xứ mà khắc họa một cách chân thực những cảm xúc, những nỗi đau đã theo chân những người thợ – công binh từ 70 năm nay. Điểm độc đáo của tác phẩm chính là việc đạo diễn đưa những con rối và nghệ thuật trình diễn rối nước để tái hiện lại những câu chuyện ký ức, không chỉ vậy, ông còn muốn gửi gắm một ý nghĩa sâu xa về một kiếp người không khác gì những con rối khi bị nhào nặn bởi tay của kẻ khiển trò.
Khán giả yêu điện ảnh, lịch sử VN có thể đón xem những thước phim xúc động ” Công binh, đêm dài Đông dương” tại Trung tâm Văn hóa Pháp tại Việt Nam vào lúc 20h00 các ngày 5, 11, 12, 19 và 26/6…
Song Thy
Theo MaskOnline