Văn hóa ứng xử luôn hiện diện trong đời sống và ở đâu văn hóa ứng xử được phát huy, ở đó mối quan hệ giữa mọi người trong một tập thể cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cộng đồng, địa bàn dân cư được vui vẻ, công việc được suôn sẻ, tình cảm gắn […]
Văn hóa ứng xử luôn hiện diện trong đời sống và ở đâu văn hóa ứng xử được phát huy, ở đó mối quan hệ giữa mọi người trong một tập thể cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cộng đồng, địa bàn dân cư được vui vẻ, công việc được suôn sẻ, tình cảm gắn kết hơn. Tuy nhiên, muốn văn hóa ứng xử lan tỏa trong cuộc sống thì không thể thông qua vận động, tuyên truyền suông mà phải có các hành động cụ thể, thiết thực…
Ở đâu thực hiện tốt văn hóa ứng xử, ở đó có an vui
Tổ dân phố Địa Chất, xã Yên Viên (huyện Gia Lâm) là điểm sáng của huyện trong thực hiện văn hóa ứng xử. Tại đây, nhiều năm liền, mọi người luôn coi trọng văn hóa ứng xử trong giao tiếp, trao đổi từ trong gia đình tới cộng đồng.
Ở đâu thực hiện tốt văn hóa ứng xử, ở đó có an vui
Tổ dân phố Địa Chất, xã Yên Viên (huyện Gia Lâm) là điểm sáng của huyện trong thực hiện văn hóa ứng xử. Tại đây, nhiều năm liền, mọi người luôn coi trọng văn hóa ứng xử trong giao tiếp, trao đổi từ trong gia đình tới cộng đồng.
Hội thi tuyên truyền Quy tắc ứng xử nơi công cộng tại huyện Gia Lâm. |
Ông Trần Văn Tâm, Bí thư Chi bộ tổ dân phố Địa Chất phấn khởi cho biết: “Ở đây chúng tôi luôn tự hào bởi tình đoàn kết được xây dựng trên nền tảng sự sẻ chia, thấu hiểu. Việc này đã thành “nếp”, người dân sống “tối lửa tắt đèn” có nhau. Nhiều năm qua, toàn tổ dân phố không có hộ nghèo, hộ cận nghèo, không có đơn thư, vụ việc phức tạp phải đưa ra pháp luật giải quyết”. Để có được điều đó, theo ông Tâm, trước tiên là người già, đảng viên làm gương cho con cháu; cán bộ ý thức tự sửa mình, mọi hành vi đều theo tiêu chí quy tắc ứng xử…
Tương tự, ở xã Vân Hà (huyện Phúc Thọ), sau gần hai năm thực hiện các tiêu chí về Quy tắc ứng xử nơi công cộng của thành phố ban hành, mọi người ngày càng đoàn kết, luôn cảm thông, giúp nhau tháo gỡ khó khăn. Ông Trịnh Văn Tính, Bí thư Đảng ủy xã Vân Hà chia sẻ: Bài học kinh nghiệm rút ra trước hết là từ công tác tuyên truyền vận động – khâu quan trọng nhất để “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Vận động không phải một lần mà là sự kiên trì, nhiều lần, nhiều tháng; tuyên truyền để người dân hiểu rõ các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước; hiểu được giá trị của văn hóa ứng xử nhằm nâng cao ý thức thực hiện của người dân. Việc này không những tạo lập cuộc sống an vui, mà còn góp phần “hóa giải” các mâu thuẫn, khúc mắc trong cộng đồng dân cư.
“Đơn cử như việc tranh chấp đất đai tại khu vực giáp ranh của một số hộ dân trong xã với xã bạn (xã Trung Châu) kéo dài hàng chục năm qua không giải quyết được, nhưng nhờ triển khai tốt Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn, vừa qua 13 hộ dân xã Vân Hà đã tự nguyện trả lại hơn 7.000m2 đất nông nghiệp đã tự ý xâm canh cho gần 40 hộ dân xã Trung Châu. Từ đó hai bên cùng nhau xây dựng con đường mang tên “Con đường của tình đoàn kết”, khiến cho người dân cả hai xã đều phấn khởi…” – ông Trịnh Văn Tính nói.
Tuyên truyền gắn liền hành động
Làm thế nào để văn hóa ứng xử “ăn sâu bén rễ” trong cộng đồng? Ông Đỗ Văn Thúy, Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin huyện Hoài Đức chia sẻ: Sau khi triển khai sâu rộng Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn TP Hà Nội tới cộng đồng, gắn với các nhiệm vụ chính trị của địa phương, huyện Hoài Đức chỉ đạo UBND các xã, thị trấn triển khai hội thi tuyên truyền quy tắc ứng xử này đến từng địa bàn dân cư gắn với các lĩnh vực thiết thực của đời sống như: Bảo vệ môi trường, giao thông, tín ngưỡng, việc cưới, việc tang, lễ hội; hội họp…
Bà Nguyễn Thị Quyên, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Viên (huyện Gia Lâm) cho biết, để trở thành “điểm sáng” của huyện về thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng, xã Yên Viên đã đưa nội dung này vào hương ước, quy ước của các thôn, tổ dân phố; in nội dung của quy tắc đặt trước cổng nhà văn hóa, các điểm vui chơi, khu di tích, đình, chùa, chợ, thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân.
Tại huyện Đông Anh, ông Nguyễn Thế Mạnh, Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin huyện cho biết: Hiện nay, toàn huyện Đông Anh có trên 95% thôn làng, nhà văn hóa, tổ dân phố đã in nội dung, niêm yết bản Quy tắc ứng xử nơi công cộng tại các khu vực dân cư; 233/240 di tích lịch sử, lễ hội đã in bảng trích dẫn nội dung Quy tắc ứng xử nơi công cộng; 100% các thôn làng, tổ dân phố tổ chức tọa đàm Quy tắc ứng xử nơi công cộng….
Phó Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao Hà Nội Bùi Thị Thu Hiền nhận định: “Sau gần 2 năm triển khai, thực hiện, các quy tắc ứng xử đã đi vào đời sống, tạo sự chuyển biến trong nhận thức, thái độ và hành vi ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người dân đang sinh sống, làm việc tại Thủ đô. Những quy định của hai quy tắc ứng xử đang dần phát huy tác dụng, góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Tuy nhiên, một số nơi sự vào cuộc của các cơ quan thuộc thành phố chưa đều; có cơ quan triển khai còn chậm, đối phó, chưa xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, đơn vị mình. Bên cạnh đó, do chưa có chế tài xử lý đối với cán bộ công chức vi phạm nên tính răn đe chưa cao…”.
Thời gian tới, Sở Văn hóa – Thể thao sẽ chỉ đạo các cơ sở đảng đưa nội dung các quy tắc ứng xử vào sinh hoạt chi bộ theo định kỳ gắn với việc đánh giá cán bộ hằng tháng, hằng quý, hằng năm theo quy định bảo đảm thiết thực, hiệu quả. Cùng với đó Sở sẽ chỉ đạo các quận, huyện, thị xã tổ chức tọa đàm về thực hiện có hiệu quả Quy tắc ứng xử nơi công cộng tại 100% các tổ dân phố, khu dân cư, thôn, làng… để việc thực hiện các quy tắc này “ăn sâu, bén rễ” trong cộng đồng dân cư.
Tương tự, ở xã Vân Hà (huyện Phúc Thọ), sau gần hai năm thực hiện các tiêu chí về Quy tắc ứng xử nơi công cộng của thành phố ban hành, mọi người ngày càng đoàn kết, luôn cảm thông, giúp nhau tháo gỡ khó khăn. Ông Trịnh Văn Tính, Bí thư Đảng ủy xã Vân Hà chia sẻ: Bài học kinh nghiệm rút ra trước hết là từ công tác tuyên truyền vận động – khâu quan trọng nhất để “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Vận động không phải một lần mà là sự kiên trì, nhiều lần, nhiều tháng; tuyên truyền để người dân hiểu rõ các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước; hiểu được giá trị của văn hóa ứng xử nhằm nâng cao ý thức thực hiện của người dân. Việc này không những tạo lập cuộc sống an vui, mà còn góp phần “hóa giải” các mâu thuẫn, khúc mắc trong cộng đồng dân cư.
“Đơn cử như việc tranh chấp đất đai tại khu vực giáp ranh của một số hộ dân trong xã với xã bạn (xã Trung Châu) kéo dài hàng chục năm qua không giải quyết được, nhưng nhờ triển khai tốt Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn, vừa qua 13 hộ dân xã Vân Hà đã tự nguyện trả lại hơn 7.000m2 đất nông nghiệp đã tự ý xâm canh cho gần 40 hộ dân xã Trung Châu. Từ đó hai bên cùng nhau xây dựng con đường mang tên “Con đường của tình đoàn kết”, khiến cho người dân cả hai xã đều phấn khởi…” – ông Trịnh Văn Tính nói.
Tuyên truyền gắn liền hành động
Làm thế nào để văn hóa ứng xử “ăn sâu bén rễ” trong cộng đồng? Ông Đỗ Văn Thúy, Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin huyện Hoài Đức chia sẻ: Sau khi triển khai sâu rộng Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn TP Hà Nội tới cộng đồng, gắn với các nhiệm vụ chính trị của địa phương, huyện Hoài Đức chỉ đạo UBND các xã, thị trấn triển khai hội thi tuyên truyền quy tắc ứng xử này đến từng địa bàn dân cư gắn với các lĩnh vực thiết thực của đời sống như: Bảo vệ môi trường, giao thông, tín ngưỡng, việc cưới, việc tang, lễ hội; hội họp…
Bà Nguyễn Thị Quyên, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Viên (huyện Gia Lâm) cho biết, để trở thành “điểm sáng” của huyện về thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng, xã Yên Viên đã đưa nội dung này vào hương ước, quy ước của các thôn, tổ dân phố; in nội dung của quy tắc đặt trước cổng nhà văn hóa, các điểm vui chơi, khu di tích, đình, chùa, chợ, thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân.
Tại huyện Đông Anh, ông Nguyễn Thế Mạnh, Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin huyện cho biết: Hiện nay, toàn huyện Đông Anh có trên 95% thôn làng, nhà văn hóa, tổ dân phố đã in nội dung, niêm yết bản Quy tắc ứng xử nơi công cộng tại các khu vực dân cư; 233/240 di tích lịch sử, lễ hội đã in bảng trích dẫn nội dung Quy tắc ứng xử nơi công cộng; 100% các thôn làng, tổ dân phố tổ chức tọa đàm Quy tắc ứng xử nơi công cộng….
Phó Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao Hà Nội Bùi Thị Thu Hiền nhận định: “Sau gần 2 năm triển khai, thực hiện, các quy tắc ứng xử đã đi vào đời sống, tạo sự chuyển biến trong nhận thức, thái độ và hành vi ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người dân đang sinh sống, làm việc tại Thủ đô. Những quy định của hai quy tắc ứng xử đang dần phát huy tác dụng, góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Tuy nhiên, một số nơi sự vào cuộc của các cơ quan thuộc thành phố chưa đều; có cơ quan triển khai còn chậm, đối phó, chưa xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, đơn vị mình. Bên cạnh đó, do chưa có chế tài xử lý đối với cán bộ công chức vi phạm nên tính răn đe chưa cao…”.
Thời gian tới, Sở Văn hóa – Thể thao sẽ chỉ đạo các cơ sở đảng đưa nội dung các quy tắc ứng xử vào sinh hoạt chi bộ theo định kỳ gắn với việc đánh giá cán bộ hằng tháng, hằng quý, hằng năm theo quy định bảo đảm thiết thực, hiệu quả. Cùng với đó Sở sẽ chỉ đạo các quận, huyện, thị xã tổ chức tọa đàm về thực hiện có hiệu quả Quy tắc ứng xử nơi công cộng tại 100% các tổ dân phố, khu dân cư, thôn, làng… để việc thực hiện các quy tắc này “ăn sâu, bén rễ” trong cộng đồng dân cư.
Theo Hànộimới