Đó là sự lặng chìm tấm gương sáng văn hóa ở một vùng quê ngoại thành Thăng Long – nơi sinh ra bậc Tiến sĩ tài năng đã ba trăm năm có lẻ: Tiến sĩ Trần Trọng Liêu (1696 – 1746). Ông thuộc đời thứ 9 dòng họ Trần, là bậc danh nhân văn võ […]
Đó là sự lặng chìm tấm gương sáng văn hóa ở một vùng quê ngoại thành Thăng Long – nơi sinh ra bậc Tiến sĩ tài năng đã ba trăm năm có lẻ: Tiến sĩ Trần Trọng Liêu (1696 – 1746). Ông thuộc đời thứ 9 dòng họ Trần, là bậc danh nhân văn võ song toàn, người thôn Văn Hội, xã Văn Bình, huyện Thường Tín, Hà Nội.
Tấm gương văn hóa ngời sáng của dòng họ Trần
Thôn Văn Hội xưa kia được hình thành từ 5 thế kỷ trước với nhiều thăng trầm. Thời ấy, một bộ phận nhỏ dân cư tách khỏi thôn Văn Giáp ra khai hoang lập nghiệp ở vùng hoang sơ nằm giữa Văn Giáp (phía Tây) với sông Hồng (phía Đông). Họ phải chống chọi với bọn côn đồ thường cướp bóc cả ngày lẫn đêm. Chỉ sau khi được sự hợp sức của họ Đào với họ Trần canh phòng cẩn mật, truy quét quyết liệt, bọn chúng mới không dám bén mảng tới. Khi đã dẹp yên nạn trộm cướp, dân tình mới ổn định làm ăn, sinh sống. Từ đó, dân tình tới lập nghiệp ngày một đông, hình thành một thôn mới, lấy tên là Văn Hội. Không khí làm ăn của người dân ngày một rộn rã. Đình chùa được dựng lên.
Lớp học được mở ra cho con em học chữ. Trên đà ấy, Văn Hội dần nổi tiếng là đất học ở cả trong lẫn ngoài thôn xã. Tiếng lành đồn xa, nhiều dòng họ cùng hợp lực vun đắp tình đoàn kết, không ngừng đùm bọc hỗ trợ nhau. Việc học hành ở đây ngày một phát triển, nổi bật là sự vươn lên của một nhánh họ Trần với tấm gương Trần Trọng Liêu. Ông đã nỗ lực học tập, thi đỗ tứ trường, không ngừng tôi luyện, được làm huấn đạo phủ Phụng Thiên, tham gia giảng bài trong cung vua khi chưa đầy 30 tuổi. Rồi được Triều đình tôn vinh khoa bảng năm 1733 và được dựng bia Tiến sĩ của khóa thi tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám khi chưa đầy 40 tuổi.Năm 2007, lần đầu tiên tôi được thông báo danh tính ông ghi trên bia số 66 Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội. Cuộc kháo cứu này được bắt đầu mùa xuân 2008, hoàn thành bước đậu mùa hè 2013, hoàn thiện toàn phần năm 2019: bài ký trên bia có nhan đề: “Long Đức nhị niên Quý Sửu Khoa Tiến sĩ đề danh ký”, và các tác phẩm văn, thơ; cùng việc khám phá nơi an nghỉ ngàn thu của ông ở chính quê hương Văn Hội, do bởi thời gian đã trôi qua gần ba thế kỷ khi thời thế gặp nhiều bất ổn, không có sự chuyển giao nối tiếp nhau đầy đủ. Hơn nữa, lại không đủ yếu tố mở rộng thông tin về công tích của ông, nên sự kiện và nhân vật bị ẩn khuất quá lâu. Theo bài ký, Khoa Tiến sĩ năm ấy, ngoài phần ý nghĩa của khoa thi, trong danh mục đỗ đạt ghi: Tiến sĩ Trần Trọng Liêu đỗ đầu Đệ nhị giáp tiến sĩ.Khảo cứu từ Gia phả họ Trần thôn Văn Hội, được rõ: Thuở nhỏ, Tiến sĩ Trần Trọng Liêu là học trò Cụ Thiên Vũ Thái Bộc, tự Khanh, huyện Thọ Xương. Ông nổi tiếng văn hay, học giỏi, thi đỗ Tứ trường – khoa Đinh Dậu (1717). Năm 26 tuổi, ông làm huấn đạo phủ Phụng thiên, sau được giảng văn trong cung vua. Năm Tân Hợi (1731), ông thi đỗ Tam trường; năm Quý Sửu (1733) đỗ Đệ nhị giáp Tiến sỹ xuất thân, được phong Hàn lâm viện Hiệu lý; thăng Hàn lâm viện Thị chế; rồi thăng Đốc đồng tỉnh Hưng Hóa; lại thăng Hiến sát tỉnh Hải Dương; sau cùng thăng Hiệu thư điện Đông các.Đương thời, ông còn là một bậc tướng tài. Ông đã từng chỉ huy đánh thắng nhiều trận tại các huyện Chí Linh, Đông Triều… Qua 14 trận, ông được phong chức Quận công, chức Tứ thành Quân vụ, tới chức Đông Các Học Sỹ… Gia phả còn lưu giữ nhiều tác phẩm văn thơ của ông. Một bài văn với nhan đề “Thuật lại sự kiện mừng Trần Quý Hầu (Tức Trần Trọng Liêu) đăng quang tiến sĩ, vẻ vang gia tộc, người thôn Văn Hội xã Văn Giáp, huyện Thượng Phúc” (Thường Tín ngày nay), ở đó, ông mong mỏi sao cho đất nước có nhiều tài năng, rằng: “Đó ắt phải là tin tức sốt dẻo như cánh phượng hoàng bay cao, mong chờ những bàn tay khéo léo hôm nay đào tạo, rèn dũa sao cho đất nước có nhiều tài năng văn chương chữ nghĩa!”.Một bài thơ dài tới 60 câu nhan đề:“ Thiên hạ bình bách tính ninh thi – tức: Thơ ngẫm về trăm họ trong thiên hạ” với mấy câu kết khẳng định vai trò người dân trước vận mệnh chung, bằng 2 câu:Khi đã được dân yên trù liệu,Viễn cảnh đẹp vui – người gương mẫu,Ông than phiền về những người có chút tài năng nhưng lại thiếu đức, rằng:Tủi phận – hay chê – hỡi người tài !Lạm dụng uy danh, oai phong hão!Bài thơ kết bằng 2 câu cô đọng:Trí lớn, mưu trường – mong sửa trị,Hòa hợp sao trời – bước khoan thai.Văn, thơ của ông luôn toát lên tầm nhìn rộng mở, tư tưởng vì dân xuyên suốt, người tài cần có đức. Là bậc tướng tài thời Hậu Lê, ông từng xông pha nhiều trận mạc… nhưng khi đang trên đà sự nghiệp ấy, ông gặp rủi ro, phải xa cách dương gian, khi mới vào tuổi 52.Con đường của niềm tự hàoQuê hương ông – một vùng nghèo khó xưa, đang thay da đổi thịt. Với công tích của ông từ 3 thế kỷ trước, huyện Thường Tín đã ghi nhận cho đặt tên một con đường xuyên qua thôn Văn Hội. Đó ắt là một nhân tố góp phấn phát triển kinh tế ở một vùng quê. Trên bản đồ điện tử hôm nay đã tìm thấy con đường Trần Trọng Liêu khi mở ra địa bàn Thường Tín, phía nam Hà Nội, cách trung tâm thành phố chừng 18 cây số.Khung cảnh khởi sắc ấy có nhiều nguyên nhân, mà cơ bản là đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta đã và đang được quán triệt tới từng đia phương. Lại được cộng hưởng các yếu tố nổi lên từ thôn Văn Hội.
Thứ nhất là: hai tấm bia trong khuôn viên Văn từ Thượng Phúc (xưa thường gọi là Văn Chỉ) được giải mã năm 2006. Bia thứ nhất với tiêu đề THƯỢNG PHÚC VĂN CHI BI KÝ – tức: “Bài ký ghi về Văn chỉ huyện Thượng Phúc” đã nêu rõ lý do di dời Văn chỉ từ Yên Duyên về Văn Hội, rằng: “Cứ mùa mưa tới là nước dồn về, vùng đất Yên Duyên bị ngập úng, khó bề tổ chức được các cuộc tế lễ, hội họp… theo quy định”.
Bia thứ hai, với tiêu đề HỘI BIỆN QUAN TÍNH – tức: “Danh sách quan chức Hội đồng biện xét”- một dấu tích về nơi tổ chức thi Hưong. đã thể hiện rõ hai nhẽ, mà thôn Văn Hội được xác định là một địa chỉ văn hóa sớm của huyện Thường Tín.
Thứ hai là: Năm 1733 xuất hiện tấm gương sáng bởi sự kiện ghi danh khoa bảng của Tiến sĩ Trần Trọng Liêu, nên các cấp thẩm quyên thời ấy đã chấp nhận Văn chỉ được dời về Văn Hội. Đó là quyết định sáng suốt và hợp lý. Nhưng sự kiện ấy bị sao lãng bởi nhiều lý do. Thời nay, chỉ thấy râm ran to nhỏ với thông tin không đầy đủ ở một vài con cháu hậu duệ trong nội tộc. Tới năm 2007, dòng họ Trần thôn Văn Hội mới xác minh được bia ghi danh Tiến sĩ Trần Trọng Liêu. Qua đó cộng với tư liệu trong gia phả, năm 2013, sau gần ba thế kỷ, dòng họ Trần đã tìm được nơi yên nghỉ của Ông ở gò Thổ Phụ, khu Nghĩa trang thôn Văn Hội (xã Văn Bình, huyện Thường Tín).Từ những căn cứ ấy, nay đang được huyện Thường Tín xúc tiến dự án trùng tu, tôn tạo di tích này đúng với tầm vóc di sản văn hóa của Huyện, một trong những dự án được thành phố Hà Nội chấp nhận; mang tên Văn từ Thượng Phúc, nơi tôn thờ các bậc danh nhân, như vị Anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi, Tiến sĩ Trần Trọng Liêu cùng nhiều bậc tiên hiền, khoa bảng được lịch sử ghi nhận.Để ghi công lao Tiến sĩ Trần Trọng Liêu – một danh nhân được tỏa sáng văn hóa ở một vùng quê, đoạn đường chính xuyên thônVăn Hội đã được nâng cấp và gắn biển mang tên đường “Trần Trọng Liêu”.Kế tiếp truyền thống hiếu học ấy, các đời con, cháu của ông luôn giữ vững nền nếp học tập. Nhưng lại có không ít thành viên trong dòng tộc ở Văn Hội cuối thời phong kiến, có đỗ đạt, có bằng cấp, song không ham việc triều chính, không nhận chức quan trường mà quay về quê dạy học cho con em trong làng mở mang tri thức.Ngày nay, ngoài dấu ấn của Tiến sĩ Trần Trọng Liêu với công tích văn võ song toàn, con đường mang tên ông cũng là niềm tự hào của Nhân dân thôn Văn Hội, xã Văn Bình, huyện Thường Tin, TP Hà Nội./.
Hà Nội, ngày 23/11/2020
http://kinhtedothi.vn/thong-diep-tu-lich-su-diem-sang-van-hoa-lang-chim-qua-ba-the-ky-403468.html