Còn nhớ cách đây 8 năm, Lễ hội hoa Hà Nội hạ màn bằng cảnh nhốn nháo, hỗn loạn vì cướp hoa. Có vị khách nước ngoài đi qua lắc đầu, buông lời: Crazy (điên)! Nay thì các hoạt động lễ hội hoa, carnival đường phố… diễn ra hàng ngày, hàng tháng, nhưng người Hà […]
Còn nhớ cách đây 8 năm, Lễ hội hoa Hà Nội hạ màn bằng cảnh nhốn nháo, hỗn loạn vì cướp hoa. Có vị khách nước ngoài đi qua lắc đầu, buông lời: Crazy (điên)! Nay thì các hoạt động lễ hội hoa, carnival đường phố… diễn ra hàng ngày, hàng tháng, nhưng người Hà Nội không còn giật hoa, xô đẩy mà hồ hởi hòa mình trong sự kiện.
Biểu diễn nghệ thuật đường phố trong Lễ hội Carnival phố Đi bộ quanh hồ Gươm. Ảnh: Phạm Hùng
Năm 2010, khi các công nhân Công ty Công viên cây xanh đang thu dọn đất cát, hoa nát để trả lại sự gọn gàng cho đường phố, thì diễn ra một cuộc tranh giành, cãi vã giữa các thành viên Ban tổ chức, giữa Ban tổ chức với công nhân Công ty Công viên cây xanh; giữa người dân với những cảnh vệ, công an làm công tác giữ gìn trật tự…
Nguyên nhân cũng chỉ vì số hoa, cây cảnh thu gom lại sau lễ hội được phân phát có vẻ không công bằng(?!). Giành giật, xô nhau chỉ vì mấy chậu hoa tuy-lip của Hà Lan, dù đã trưng bày dài ngày trong lễ hội. Lễ hội hoa đã kết thúc bằng cảnh hỗn loạn chẳng khác nào cái chợ vỡ trước tượng đài Lý Thái Tổ tôn nghiêm.
Sau cuộc vỡ trận vì tranh cướp của Lễ hội hoa Hà Nội, cơ quan quản lý văn hóa chùn bước với ý tưởng tạo dựng những sự kiện cộng đồng ở nơi đây. Chỉ còn mỗi dịp giao thừa, TP Hà Nội tổ chức bắn pháo hoa và một vài sân khấu ca nhạc đơn lẻ nhưng cũng xảy ra đủ thứ chuyện: Hồ Gươm thành bãi tập kết rác, người và xe cơ giới cứ ùn ùn kéo về trung tâm, các con phố Đinh Tiên Hoàng, Lê Thánh Tông, Tràng Thi… vốn tĩnh lặng trở nên xô bồ.
Một vị nguyên Giám đốc Sở VHTT&DL (nay là Sở VH&TT) từng viết trong cuốn sách hồi ký với dòng tâm sự: “Có người khuyên tôi, lễ hội hoa thì nên đưa ra khu vực Mỹ Đình, chứ làm ở Hồ Gươm là ông bôi mật vào mình cho kiến đốt”. Nghĩa rằng, ở Hồ Gươm không nên tổ chức các sự kiện đông người, vì trong sự kiện sẽ lộ tính xấu của người Hà Nội cho bạn bè quốc tế.
Nhưng Hồ Gươm của ngày hôm nay đã khác. Từ dịp đầu năm 2018, mỗi cuối tuần lên Hồ Gươm người dân có thể đắm chìm trong không gian Lễ hội hoa Anh đào Nhật Bản, trong ngôi làng châu Âu giữa lòng Hà Nội, hoặc các điệu nhảy, đi cà kheo, múa nghệ thuật đến từ các nước Nga, Bỉ… Không gian lễ hội trải rộng từ khu vực tượng đài Lý Thái Tổ đến nhà Bát Giác sang Cung thiếu nhi…
Nhưng Hồ Gươm của ngày hôm nay đã khác. Từ dịp đầu năm 2018, mỗi cuối tuần lên Hồ Gươm người dân có thể đắm chìm trong không gian Lễ hội hoa Anh đào Nhật Bản, trong ngôi làng châu Âu giữa lòng Hà Nội, hoặc các điệu nhảy, đi cà kheo, múa nghệ thuật đến từ các nước Nga, Bỉ… Không gian lễ hội trải rộng từ khu vực tượng đài Lý Thái Tổ đến nhà Bát Giác sang Cung thiếu nhi…
Mỗi sự kiện đón nhận cả chục nghìn người tham gia, nhưng người Hà Nội đến với lễ hội bên Hồ Gươm trong tâm thế ngắm nhìn, thưởng thức cái đẹp; check in chụp ảnh, hòa vào các không gian ẩm thực, nghệ thuật của các nước bạn trên thế giới; không ai bẻ cành hái hóa, lấy đồ của Ban tổ chức đưa về nhà như nhiều năm trước.
Hơn 2 năm, các con phố quanh Hồ Gươm trở thành không gian đi bộ vào mỗi dịp cuối tuần. Ban đầu, nơi đây chỉ có không gian văn hóa của Hà Nội với nghệ thuật hát xẩm, hát ca trù. Nhưng rồi, người Thái ở Tuyên Quang, người Tày ở Cao Bằng và cả các người dân từ miền Nam xa xôi cũng mang nghệ thuật hát then, đàn tính, đờn ca tài tử ra Hồ Gươm trình diễn. Cuối năm 2017, trong sự kiện, “Không gian văn hóa dân tộc Mông – Hà Giang tại Hà Nội”, tại khu nhà Bát Giác, nghệ nhân kèn sáo Mông K’ho Lùng thổi liền hơn một tiếng. Dứt tiếng kèn, nụ cười trên môi người nghệ nhân vẫn hiền hậu vì khi ngước nhìn xung quanh vẫn thấy người già, trẻ nhỏ, thanh niên xếp hàng lắng nghe. “Người Hà Nội nghe thổi kèn say mê quá” – nghệ nhân K’ho Lùng thốt lên.
Và giờ, tại Hồ Gươm không chỉ đón nhận giao lưu văn hóa các tỉnh, thành mà còn là nơi hội tụ của hàng chục sự kiện giao lưu văn hóa thế giới. Tại sự kiện Những ngày văn hóa châu Âu diễn ra ở Hồ Gươm hồi đầu tháng 5/2018, nhìn hình ảnh bà Lia Nijs, một người nước ngoài đang sống và làm việc tại Hà Nội hào hứng chụp ảnh với biểu tượng đôi guốc gỗ truyền thống trước khu vực trưng bày Hà Lan, ai cũng cảm nhận Hồ Gươm đã trở thành không gian văn hóa văn minh để người Hà Nội và du khách nước ngoài yêu mến tìm về.
Hơn 2 năm, các con phố quanh Hồ Gươm trở thành không gian đi bộ vào mỗi dịp cuối tuần. Ban đầu, nơi đây chỉ có không gian văn hóa của Hà Nội với nghệ thuật hát xẩm, hát ca trù. Nhưng rồi, người Thái ở Tuyên Quang, người Tày ở Cao Bằng và cả các người dân từ miền Nam xa xôi cũng mang nghệ thuật hát then, đàn tính, đờn ca tài tử ra Hồ Gươm trình diễn. Cuối năm 2017, trong sự kiện, “Không gian văn hóa dân tộc Mông – Hà Giang tại Hà Nội”, tại khu nhà Bát Giác, nghệ nhân kèn sáo Mông K’ho Lùng thổi liền hơn một tiếng. Dứt tiếng kèn, nụ cười trên môi người nghệ nhân vẫn hiền hậu vì khi ngước nhìn xung quanh vẫn thấy người già, trẻ nhỏ, thanh niên xếp hàng lắng nghe. “Người Hà Nội nghe thổi kèn say mê quá” – nghệ nhân K’ho Lùng thốt lên.
Và giờ, tại Hồ Gươm không chỉ đón nhận giao lưu văn hóa các tỉnh, thành mà còn là nơi hội tụ của hàng chục sự kiện giao lưu văn hóa thế giới. Tại sự kiện Những ngày văn hóa châu Âu diễn ra ở Hồ Gươm hồi đầu tháng 5/2018, nhìn hình ảnh bà Lia Nijs, một người nước ngoài đang sống và làm việc tại Hà Nội hào hứng chụp ảnh với biểu tượng đôi guốc gỗ truyền thống trước khu vực trưng bày Hà Lan, ai cũng cảm nhận Hồ Gươm đã trở thành không gian văn hóa văn minh để người Hà Nội và du khách nước ngoài yêu mến tìm về.
Theo Báo Kinh tế & Đô thị