Văn hoá đời sống

Hà Nội: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật

Vừa qua, UBND TP Hà Nội ban hành Công văn số 3518/UBND-NC về việc triển khai thực hiện các kiến nghị của Ban Pháp chế HĐND thành phố về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phốUBND thành phố yêu cầu, các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã bố trí kinh phí bảo đảm thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch, đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật của thành phố, cơ quan, đơn vị, địa phương đã được ban hành.

Thành phố Hà Nội luôn quan tâm đến công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật (TTGDPBPL). Công tác PBGDPL đã bám sát kế hoạch của Trung ương và thành phố để xây dựng, ban hành các văn bản và triển khai toàn diện theo đúng kế hoạch đã đề ra; nội dung và hình thức PBGDPL đã thiết thực, phù hợp hơn với từng đối tượng, có trọng tâm, trọng điểm, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của Thành phố năm 2018.

Sở Tư pháp thành phố Hà Nội đã tổ chức 50 hội nghị tập huấn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật triển khai các chương trình, kế hoạch, đề án về PBGDPL của thành phố cho 13.050 người là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân. Triển khai thực hiện nhiều mô hình mới PBGDPL như: Tuyên truyền trên truyền hình trung ương, triển khai sâu rộng các hình thức thi tìm hiểu pháp luật; đẩy mạnh tuyên truyền, PBGDPL trên các phương tiện thông tin đại chúng khác. Tài liệu biên soạn phát hành ngày càng chú trọng nội dung tích cực vừa tuyên truyền pháp luật với kỹ năng sống, kết hợp nhiều nội dung nhân dân quan tâm, thiết thực đối với đời sống hằng ngày.

Một buổi tuyên truyền PBGDPL cho học sinh quận Hà Đông

         Cuộc thi “Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015” đã tiếp nhận được tổng số 924.783 bài dự thi. Đặc biệt có 228.578 bài của học sinh từ 14 đến dưới 18 tuổi tham gia dự thi. Đây là cuộc thi có số lượng bài dự thi cao nhất trong các lần tổ chức. Hoạt động PBGDPL của các sở, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị, UBND các quận, huyện, thị xã đi vào nền nếp, thực hiện được vai trò liên kết, phối hợp giữa các đơn vị trong công tác này. Nhiều mô hình hay, sáng tạo, hiệu quả trong công tác tuyên truyền PBGDPL đã được triển khai và nhân rộng, tạo thành một phong trào tìm hiểu pháp luật mang tính chất vừa sâu, vừa rộng trên địa bàn Thủ đô. Hội đồng phối hợp PBGDPL thành phố, các sở, ngành, quận, huyện, thị xã đã tăng cường tập huấn các văn bản pháp luật mới được ban hành cho đội ngũ Báo cáo viên pháp luật các cấp tuyên truyền viên pháp luật xã, phường, thị trấn; ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện công tác PBGDPL nhằm định hướng và tập trung chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho cơ sở sở trong thực hiện nhiệm vụ PBGDPL trên địa bàn.

Vừa qua, UBND TP Hà Nội ban hành Công văn số 3518/UBND-NC về việc triển khai thực hiện các kiến nghị của Ban Pháp chế HĐND thành phố về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phốUBND thành phố yêu cầu, các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã bố trí kinh phí bảo đảm thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch, đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật của thành phố, cơ quan, đơn vị, địa phương đã được ban hành. Đồng thời đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Các cơ quan báo, đài của thành phố bố trí chuyên trang, chuyên mục pháp luật thích hợp, thời lượng phù hợp trong khung giờ vàng nhằm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả đến các tầng lớp nhân dân Thủ đô. Sở Tư pháp nghiên cứu triển khai tủ sách pháp luật điện tử theo chỉ đạo, hướng dẫn của trung ương, phù hợp với xã, phường, thị trấn để phát huy hiệu quả; tập huấn nghiệp vụ đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật; ban hành văn bản hướng dẫn đánh giá, cách tính điểm các chỉ tiêu tiếp cận pháp luật cho các quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn.

Kết quả của các hoạt động PBGDPL trên địa bàn Thành phố đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân, trong đó phải kể đến ý thức tuân thủ pháp luật về phòng chống cháy nổ trên địa bàn; ý thức chấp hành thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, quy tắc ứng xử nơi công cộng của cán bộ, công chức viên chức và người dân có nhiều chuyển biến tích cực, hạn chế các vi phạm góp phần giữ vững an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

                                                  Quách Hương

 

 

Theo Trung tâm Thông tin Triển lãm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *