Di sản

Hà Nội: Đề nghị thêm bốn di sản văn hóa phi vật thể

Bốn hồ sơ được đề nghị là: Hát và múa Ải Lao ở làng Hộ Xá, phường Phúc Lợi, quận Long Biên; Hội đình Lưu Xá ở xã Hòa Chính, huyện Chương Mỹ; Nghề thêu phục chế Đông Cứu tại xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín; Hội đình Chèm ở phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm.

UBND Thành phố Hà Nội vừa có tờ trình gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị công nhận bốn hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể của Hà Nội.

11---Hoi-Giong---T-Duong

Ông Hổ trong phường” Ải lao”

Bốn hồ sơ được đề nghị là: Hát và múa Ải Lao ở làng Hộ Xá, phường Phúc Lợi, quận Long Biên; Hội đình Lưu Xá ở xã Hòa Chính, huyện Chương Mỹ; Nghề thêu phục chế Đông Cứu tại xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín; Hội đình Chèm ở phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm.
Hát múa Ải Lao là một nghi thức truyền thống, chỉ diễn ra ở lễ hội Gióng làng Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Đây là nghệ thuật dân gian độc nhất vô nhị, lời hát theo một nhịp điệu đặc biệt mang tính nhân văn cao, mang khát vọng hòa bình của dân tộc.
120912_104902hoi_giong_phu_dong_7

Hát múa Ải Lao xuất phát từ truyền thuyết Ông Gióng làng Phù Đổng cưỡi ngựa sắt phá cường Ân, khi qua sông Thiên Đức, đám trẻ trâu làng Hội Xá đã buộc trâu bò, đi theo ông Gióng đánh giặc. Thắng giặc rồi, ông Gióng lên đỉnh núi Sóc Sơn, cả người cả ngựa bay về trời. Mẹ ông Gióng không thấy con về, bà buồn rầu, thương nhớ. Đám trẻ trâu được lệnh nhà Vua đã đến bên mẹ Gióng hát múa cho bà vơi đi nỗi buồn. Từ đó có tên phường hát múa Ải Lao.
Trong hát múa Ải Lao có các lớp lang văn hóa, câu chuyện lịch sử được đúc kết từ bao thế hệ. Trong thời gian diễn ra hội Gióng, phường Ải Lao thực hành nhiều bài hát: Hát khi vào đền dâng lễ, hát thờ đền Thượng, hát thờ đền Thánh Mẫu, hát sử, hát kéo hội đi đường, hát rước hội xuống đồng vào giá ngự, hát câu cá, hát về cây tre, hát săn hố, hát về đền sau khi thắng trận. Tùy từng thời gian, địa điểm mà phường hát các bài hát cho phù hợp hoàn cảnh. Về múa cũng tương tự, có hai điệu múa chính là múa hành lễ và múa nghi lễ.
Các nhà nghiên cứu văn hóa đều khẳng định, hát múa Ải Lao góp phần tạo nên nét đặc sắc của hội Gióng, nhất là các bài hát Ải Lao còn có ý nghĩa tâm linh.

Hội đình Lưu Xá, xã Hòa Chính, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) được tổ chức từ ngày 15 – 17 tháng Giêng hàng năm và gắn liền với hội thi bơi chải. Người dân nơi đây quan niệm, năm nào không tổ chức thi bơi chải thì năm đó dân làng không được “mát mẻ”, sẽ gặp nhiều điều không hay. Bơi chải được tổ chức tại ngã ba sông Ba Thá, là nơi giao nhau của hai sông Bùi và sông Đáy.
919b78684712c075020b1502b90c85d1
Hội thi bơi chải hàng năm ở Hội đìnhLưu Xá
Nhằm bảo tồn, phát huy truyền thống này, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch phối hợp cùng Trung tâm nghiên cứu và phát huy giá trị di sản văn hóa đã biên soạn tài liệu về tập quán bơi chải trong hội đình Lưu Xá, đồng thời, đơn vị nghiên cứu còn xây dựng bộ phim tài liệu bảo vệ tập quán bơi chải giúp cộng đồng nhận diện rõ hơn về tập quán bơi chải và thực trạng hiện nay ở địa phương.
Nằm bên phía hữu ngạn con sông Nhuệ, làng Đông Cứu từ xa xưa đã nổi danh trong nước với nghề thêu các loại trang phục lễ hội truyền thống. Nhiều sản phẩm thêu truyền thống đặc trưng của làng như: nghi môn, câu đối, trướng, tán, lọng, áo lễ… hầu như có mặt ở khắp nơi trong cả nước. Tương truyền, ông tổ nghề thêu Đông Cứu là tiến sĩ Lê Công Hành (1606 – 1661). Ông đã học được nghề thêu khi đi sứ phương Bắc và đem về dạy cho quê hương mình là làng Quất Động và các làng lân cận, trong đó có Đông Cứu.
bo-anh-biet-noi-ve-tet-xua-cua-ha-noi-36-pho-phuong
Đông Cứu nổi tiếng về nghề thêu phục chế với các sản phẩm là áo Long Bào, trang phục cho các giá Quan.
dong cuu 4
Lễ hội đình Chèm là một lễ hội cổ truyền đặc sắc gắn liền với lịch sử của dân tộc, rất tiêu biểu cho sinh hoạt văn hóa phổ biến trong cư dân nông nghiệp lúa nước đồng bằng sông Hồng. Đồng thời nhằm khơi dậy niềm tự hào dân tộc, yêu đất nước quê hương của người Việt Nam.
Entervietnam-HoiDChem5 (1)
Lễ hội Đình Chèm
Đình Chèm còn được gọi là đền Chèm, thờ Đức Ông Lý Ông Trọng cùng Đức Bà Bạch Tĩnh Cung và ông Sứ Nguyễn Văn Chất. Lễ hội Chèm là lễ hội lớn trong vùng, được tổ chức trong 3 ngày 14/15/16 tháng 5 (âm lịch). Lễ hội có sự tham gia của nhân dân ba làng: Thụy Phương, Hoàng Xá, Hoàng Liên (Liên Mạc) theo truyền thuyết địa phương thì ba làng kết nghĩa anh em, làng Chèm là anh cả, làng Xá là anh hai và làng Liên là anh ba.
T.Dung
( ảnh internet)

 

Theo Cinet

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *