Di sản

Huyện Thanh Oai đẩy mạnh kết nối “Con đường di sản Nam Thăng Long – Hà Nội – Điểm về nguồn cội”

Để khai thác tốt tuyến du lịch, huyện Thanh Oai đẩy mạnh kết nối các di sản, làng nghề và khu du lịch sinh thái. Nổi bật là huyện có các di tích lịch sử, văn hóa tiêu biểu như: Đền Nội Bình Đà (xã Bình Minh) – thờ Quốc tổ Lạc Long Quân; chùa Bối Khê (xã Tam Hưng) – một ngôi chùa cổ bậc nhất ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ; Nhà lưu niệm Bác Hồ (xã Xuân Dương) – nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc trong 25 ngày (19/12/1946 – 13/1/1947) … tạo điều kiện cho huyện phát triển du lịch văn hóa, tâm linh…

Tuyến du lịch trung tâm Hà Nội – Thanh Oai – Ứng Hòa – Mỹ Đức với chủ đề “Con đường di sản Nam Thăng Long – Hà Nội – Điểm về nguồn cội” là tuyến du lịch nội đô chính thức đầu tiên được công bố năm 2024.

Nhấn nút công bố tuyến du lịch “Con đường di sản Nam Thăng Long – Hà Nội – Điểm về nguồn cội” 

Đây là tuyến du lịch nằm trong kế hoạch phát triển hệ thống các tuyến du lịch kết nối trung tâm Hà Nội với các địa phương ở ngoại thành Hà Nội nhằm từng bước đầu tư hoàn thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch trải nghiệm gắn với di tích, làng nghề.

Để khai thác tốt tuyến du lịch, huyện Thanh Oai đẩy mạnh kết nối các di tích, làng nghề và khu du lịch sinh thái. Nổi bật là huyện có các di tích lịch sử, văn hóa tiêu biểu như: Đền Nội Bình Đà (xã Bình Minh) – thờ Quốc tổ Lạc Long Quân; chùa Bối Khê (xã Tam Hưng) – một ngôi chùa cổ bậc nhất ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ; Nhà lưu niệm Bác Hồ (xã Xuân Dương) – nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc trong 25 ngày (19/12/1946 – 13/1/1947) … tạo điều kiện cho huyện phát triển du lịch văn hóa, tâm linh.

Huyện có 51 làng nghề truyền thống, trong đó có những làng nghề hàng trăm năm tuổi: Nón làng Chuông (xã Phương Trung); quạt, lồng chim Canh Hoạch (xã Dân Hòa); tương, miến Cự Đà (xã Cự Khê); giò, chả Ước Lễ (xã Tân Ước)… Không gian ấn tượng, đặc sắc của làng nghề nằm trong các ngôi làng cổ với những nếp nhà, cổng làng mang đậm chất kiến trúc, văn hóa vùng Đồng bằng Bắc Bộ trở thành điểm nhấn của huyện khi phát triển tuyến du lịch này.

Huyện Thanh Oai còn có các điểm đến với cảnh quan thiên nhiên đẹp, như: Khu đầm Thanh Cao – Cao Viên; vườn cây ăn quả tại 7 xã ven sông Đáy… đáp ứng nhu cầu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

Du khách tìm hiểu nghề làm nón làng Chuông

Mặc dù có tiềm năng, lợi thế lớn nhưng huyện Thanh Oai chưa khai thác, phát huy hết tiềm năng vốn có. Để trở thành điểm nhấn trong “Con đường di sản Nam Thăng Long – Hà Nội – Điểm về nguồn cội”, thời gian tới, huyện Thanh Oai sẽ lựa chọn những di tích, làng nghề truyền thống, có bề dày lịch sử để đầu tư phát triển. Từ điểm nhấn đó, huyện kết nối thành các tuyến du lịch riêng biệt về văn hóa, di sản, làng nghề, sinh thái. Các tuyến du lịch này đều có sự kết nối với các huyện nằm trong “Con đường di sản Nam Thăng Long – Hà Nội – Điểm về nguồn cội” là huyện Ứng Hòa và huyện Mỹ Đức.

Huyện tiếp tục phát triển hạ tầng giao thông, quy hoạch các tuyến đường có tính kết nối với các điểm du lịch, tập trung đào tạo nguồn nhân lực du lịch, phân bố không gian hợp lý để tập trung phát triển công nghiệp văn hóa… hướng tới xây dựng điểm đến du lịch chất lượng cao, tiêu biểu của huyện Thanh Oai, đóng góp tích cực vào sự phát kinh tế, xã hội của huyện./.

Mai Phương

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *