Sự kiện

Khai mạc Hội thi Tuyên truyền lưu động và Triển lãm tranh cổ động tấm lớn chủ đề “Biển và Hải đảo Việt Nam” tại thành phố Hải Phòng

Thông qua Hội thi góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về tầm quan trọng của biển và đại dương trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội; Nâng cao đời sống, đảm bảo an sinh, an toàn cho dân cư vùng ven biển, trên đảo và những người lao động trên biển. Phát huy tinh thần tương thân tuong ái của cộng đồng dân cư vùng biển, ven biển. Bảo đảm quyền tiếp cận, tham gia, hưởng lợi và trách nhiệm của người dân đối với biển một cách công bằng, bình đẳng.

Tối 18/5/2023, tại Quảng trường Nhà hát thành phố Hải Phòng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND thành phố Hải Phòng tổ chức Lễ khai mạc Hội thi Tuyên truyền lưu động và Triển lãm tranh cổ động tấm lớn chủ đề “Biển và Hải đảo Việt Nam” năm 2023. Tới dự buổi lễ có các đại biểu: Đồng chí Trịnh Thị Thủy, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Đồng chí Ninh Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở, Trưởng Ban Tổ chức Hội thi; đồng chí  Nguyễn Quốc Huy, Phó Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở, Phó Ban Tổ chức Hội thi; Đồng chí Đào Thị Khánh Hà, Ủy viên Ban thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hải Phòng; Đồng chí Lê Khắc Nam, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng; Đồng chí Bùi Đức Quang, Phó Chủ tịch HĐND thành phố Hải Phòng; Đồng chí Trần Thị Hoàng Mai, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hải Phòng; đại diện các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao  các tỉnh, thành phố có Đội tuyên truyền tham dự Hội thi…Và đặc biệt là sự có mặt của 46 Đội Tuyên truyền lưu động đến từ 46 tỉnh, thành phố với hơn 1.500 diễn viên, tuyên truyền viên.

Tặng hoa cho các  đơn vị tham dự Hội thi

Phát biểu khai mạc, đồng chí  Nguyễn Quốc Huy, Phó Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở, Phó Ban Tổ chức Hội thi Tuyên truyền lưu động và Triển lãm tranh cổ động tấm lớn chủ đề “Biển và Hải đảo Việt Nam” năm 2023 nhấn mạnh, đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm triên khai thực hiện Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 5/3/2020 của Chính phủ ban hành  kế hoạch tổng thể về kế hoạch 5 năm của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36/Q/TW ngày 22/10/2018, của Hội nghị Trung ương 8, khóa XII “Về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến  năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Thông qua Hội thi góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về tầm quan trọng của biển và đại dương trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội; Nâng cao đời sống, đảm bảo an sinh, an toàn cho dân cư vùng ven biển, trên đảo và những người lao động trên biển. Phát huy tinh thần tương thân tuong ái của cộng đồng dân cư vùng biển, ven biển. Bảo đảm quyền tiếp cận, tham gia, hưởng lợi và trách nhiệm của người dân đối với biển một cách công bằng, bình đẳng.

Phát biểu chào mừng Hội thi, đồng chí Trần Thị Hoàng Mai, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hải Phòng chia sẻ: Thành phố Hải Phòng là một trong 28 tỉnh, thành phố có biển ở phía Đông bắc của Tổ quốc, bờ biển dài trên 125 km, với Huyện đảo Bạch Long Vĩ đóng vai trò là đảo tiền tiêu, bảo đảm quốc phòng an ninh trên biển; mục tiêu trở thành Trung tâm hậu cần nghề cá và tìm kiếm cứu nạn khu vực phía Bắc; có bán đảo Đồ Sơn không chỉ được biết đến là hòn đảo đẹp với hàng chục mỏm đồi, đảo Hòn Dấu, Tháp Tường Long, mà còn có một nhân chứng lịch sử, bến tàu K15 – nơi xuất phát của đoàn tàu Không số làm nên đường Hồ Chí Minh trên biển huyền thoại. Đặc biệt có đảo Cát Hải là đảo cát duy nhất ở vùng biển và ven bờ Việt Nam. Quần đảo Cát Bà – Long Châu có 388 hòn đảo lớn nhỏ với Vịnh Lan Hạ – một trong những vịnh biển đẹp nhất thế giới nối liền với vịnh Hạ Long. Hiện tại, Vịnh Hạ Long – quần đảo Cát Bà đang được đệ trình UNESCO vinh danh là di sản thiên nhiên thế giới. Hải Phòng còn là vùng đất có bề dày lịch sử và chiều sâu văn hóa với những khu di tích lịch sử và danh thắng nổi tiếng, cùng những lễ hội truyền thống đậm đà bản sắc của ngư dân miền biển, nổi bật như: Lễ hội Chọi Trâu Đồ Sơn, Lễ hội Làng Cá -Cát Bà, Lễ hội đua thuyền rồng trên biển…Với những lợi thế đó, tại Chiến lược biển Việt Nam và Nghị quyết 45-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hai Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đã xác định mục tiêu xây dựng thành phố Hải Phòng là trọng điểm phát triển kinh tế biển của cả nước với 3 trụ cột chính là: Công nghiệp công nghệ, cảng biển – logistic, du lịch – thương mai; phấn đấu trở thành đô thị trung tâm cấp quốc gia, đô thị cảng biển tầm cỡ khu vực và quốc tế. Đến nay, các ngành kinh tế biển tiếp tục phát triển và giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố. Tỷ trọng kinh tế biển trong GRDP thành phố Hải Phòng đạt trên 60%, trong đó Cảng Hải Phòng là Cảng lớn nhất của khu vực miền Bắc và lớn trong cả nước có đóng góp lớn. Hàng năm, Cảng Hải Phòng đón 1 lượng lớn hàng hóa qua Cảng. Năm 2022, sản lượng hàng hóa thông qua cảng đạt 168 triệu tấn, doanh thu cảng biển đạt gần 6.000 tỷ; thu ngân sách về Cảng đứng đầu cả nước. Điều đó càng khẳng định Cảng Hải Phòng là thành phố mạnh từ biển và làm giàu từ biển. Hải Phòng vinh dự được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chọn là địa điểm đăng cai tổ chức Hội thi tuyên truyền lưu động “Biển và Hải đảo Việt Nam” năm 2023. Với sự chuẩn bị chu đáo, nhiệt thành, thành phố Hải Phòng mong muốn sẽ trở thành một địa chỉ tin cậy, là cầu nối với các địa phương trên cả nước trong việc tăng cường hợp tác, xúc tiến thương mại và dịch vụ trên toàn quốc.

Nội dung Hội thi:

Ca ngợi Đảng cộng sản Việt Nam quang vinh, Bác Hồ vĩ đại, tinh thần yêu nước, quyết tâm bảo vệ Biển và Hải đảo của Tổ quốc;

Ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, tình yêu con người của Nhân dân Việt Nam; Thể hiện cuộc sống lao động thường ngày của đồng bào các dân tộc dựng xây quê hương, đất nước; thúc đẩy đổi mới sáng tạo và đảm bảo tính bền vững trong phát triển kinh tế biển, hải đảo, sử dụng hiệu quả, hợp lý các vùng biển, ven biển và hải đảo phù hợp với bối cảnh trong nước và quốc tế.

Tôn vinh, quảng bá, giới thiệu những nét tiêu biểu, giá trị văn hóa truyền thống, giàu bản sắc của từng địa phương.

Giới thiệu vẻ đẹp đất nước, con người Việt Nam nói chung và các vùng ven biển, biển và hải đảo của Việt Nam.

Tuyên truyền, giáo dục về vị trí, vai trò, tầm quan trọng đặc biệt của biển, hải đảo Việt Nam; bồi đắp tình yêu, ý thức trách nhiệm của các tầng lớp Nhân dân đối với biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Hội thi diễn ra từ ngày 18 đến ngày 21/5/2023. Các Đội tham gia Hội thi gồm các hình thức: Diễu hành xe tuyên truyền, Văn nghệ cổ động, Triển lãm ảnh.

Diễu hành xe tuyên truyền: Xe tuyên truyền của các đoàn được trang trí: Cờ, hoa, pano, áp phích, khẩu hiệu, biển tên đoàn, trang bị loa máy phát thanh. Xe đảm bảo các điều kiện: An toàn khi vận hành, tiện lợi, cơ động. Xa phải được trang trí mặt trước, mặt sau và hai bên thành xe đảm bảo chất lượng, hình ảnh sắc nét, thẩm mỹ và hiệu quả tuyên truyền cao. Chiều cao trang trí pano, cờ không vi phạm giới hạn an toàn giao thông (chiều cao không quá 3,5m); độ dài của xe không quá 5,5m; chiều ngang tính từ thân xe không quá 20cm; phần trang trí thân xe đảm bảo tài xế mở, đóng cửa xe thuận lợi, không che chắn đèn tín hiệu, không che tầm nhìn của lái xe khi thực hiện diễu hành.

Văn nghệ cổ động: Mỗi đơn vị xây dựng 1 chương trình nghệ thuật Ca – Múa – Nhạc tổng hợp. Ca: Lựa chọn các thể loại đơn ca, song ca, tam ca, tốp ca. Múa: Lựa chọn các thể loại múa đơn, múa đôi, múa tập thể (Dân gian, đương đại) hoặc nhảy hiện đại (Hiphop, Cheerleading, Popping, Freestyle, Breaking, AllStyle). Trong tác phẩm múa có thể kết hợp các loại hình trên. Nhạc: Lựa chọn các thể loại độc tấu, song tấu, tam tấu, tứ tấu, hòa tấu. Số lượng: 8-9 tiết mục. Số lượng diễn viên: 30 người. Thời lượng chương trình: Tối đa 35 phút.

Triển lãm ảnh: (Kết hợp giữa hình thức cổ động trực quan với tuyên truyền miệng): Gồm các tư liệu, hình ảnh, hiện vật tập trung phản ánh gắn với các sự kiện, cuộc sống, lao động thường ngày của nhân dân địa phương; vùng ven biển, biển và hải đảo. Lựa chọn 30 ảnh đẹp (có chú thích); khung ảnh kích thước 50cm x 70cm, cỡ ảnh kích thước 40cm x 60 cm. Thiết kế ma két trưng bày triển lãm, trang trí, sắp xếp, bố cục lồng ghép trưng bày hình ảnh phù hợp với nội dung tuyên truyền.

Sau lễ khai mạc là phần trình diễn các tiết mục văn nghệ của mốt số tỉnh, thành phố: Hà Nội, Lào Cai, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Thừa Thiên – Huế, Điện Biên… Các Đoàn đã đem đến Lễ khai mạc những tiết mục được đầu tư công phu, mang đậm dấu ấn về vùng đất, con người của địa phương mình. Đoàn Hà Nội tham gia tiết mục Hò biển.

Một số tiết mục văn nghệ tại  lễ khai mạc:

Minh Huệ

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *